Một số nhà tinh luyện đường đã phải ngừng hoạt động. Các công ty khác sau khi triển khai các khoản đầu tư lớn cũng không chắc chắn về số phận của mình. “Mặc dù ATIGA sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2020 nhưng chúng tôi cảm thấy lo ngại bởi không biết chi tiết về chính sách của chính phủ dành cho ngành đường”, theo Subbaiah, tổng giám đốc KCP Việt Nam cho hay. “Buôn lậu đường đang tuồn vào Việt Nam với khối lượng lớn”.

Theo ATIGA, từ ngày 1/1/2020, cơ hcế hạn ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN sẽ chính thức bị dỡ bỏ và thuế đối với nhập khẩu đường sẽ giảm về 0%. Ngoài ra, theo ông Subbaiah, một khi ATIGA có hiệu lực, lượng nhập khẩu đường vào Việt Nam sẽ tăng lên và giá đường tại thị trường Việt Nam sẽ giảm 15 – 20%.

Do giá đường giảm, giá mía nguyên liệu các nhà máy trả cho nông dân sẽ giảm theo. Lợi nhuận sản xuất giảm có thể đẩy nông dân trồng mía chuyển sang các cây trồng khác. Khi nguồn nguyên liệu thô suy giảm, các nhà máy tinh luyện đường nội địa sẽ gặp khó khăn lớn và có thể phải ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Một số nhà máy đường không chắc về thời gian tới sau khi chi khoản đầu tư lớn để mua máy móc thiết bị. Công ty đường Sơn La là một ví dụ, sau khi được cổ phần hóa, đã chi 1.000 tỷ ođòng để đổi mới máy móc thiết bị và lắp đặt một dây chuyền mới. Nhà máy đường Tuy Hòa cũng đã chi 700 tỷ đồng để lắp đặt thiết bị mới, nâng công suất từ 1.200 tấn mía đường/này lên 3.200 tấn. Casuco báo cáo đã chi 300 tỷ đồng để mua thiết bị mới, đồng thời nhà máy đường Trà Vinh cũng chi 200 tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất để sản xuất loại đường FRR chất lượng cao. KCP đã đổ 130 triệu USD vào hai dây chuyền tinh luyện hiện đại.

Theo Hiệp hội Đường và Mía đường Việt Nam (VSSA), các công ty thành viên hiện có nhiều ý kiến về vấn đề buôn lậu đường ồ ạt vào Việt Nam, ước tính lên tới 700.000 tấn/năm. Việt Nam hiện nhập khẩu đơngf theo mô hình “nhập khẩu tạm thời cho tái xuất sau đó”. Nhưng trên thực tế, lượng nhập khẩu đường tạm thời này lại không được tái xuất mà tuồn vào thị trường nội địa, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đường nội địa. VSSA báo cáo lượng tồn kho cao tại các nhà máy. Tại nhà máy đường Sơn La, lượng tồn kho đường là 40.000 tấn, trị giá 500 tỷ đồng; tại nhà máy đường Tuy Hòa là 15.000 tấn, trị giá 170 tỷ đồng. VSSA ước tính tồn kho đường tại các nhà máy tinh luyện hoặc các công ty thương mại lên đến 650.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Trường Chinh, giám đốc công ty đường Tuy Hòa, giá đường giảm mạnh buộc giá mía phải giảm theo. Trong 3 năm qua, giá mía đường dao động trong khoảng 800 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân vẫn có thể tiếp tục sản xuất nhưng nếu giá mía giảm thấp hơn, nông dân sẽ từ bỏ sản xuất mía.

Theo VNS
Admin

Ấn Độ có thể áp trần xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Bài trước

Ấn Độ đặt hạn ngạch xuất khẩu đường ở mức 8 triệu tấn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách