Hiện Việt Nam có tồn kho đường khoảng 650.000 tấn – là mức cao kỷ lục từ trước đến nay – dẫn đến 17/36 nhà máy sản xuất lâm vào cảnh thua lỗ.

Tại CTCP Đường Sơn La, lượng tồn kho đường lên tới gần 40.000 tấn, giá trị tương đơng 500 tỷ đồng (21,74 triệu US). CTCP Đường Tuy Hòa cho tới nay vẫn còn tồn kho đường khoảng 15.000 tấn, tương đương hơn 170 tỷ đồng (7,39 triệu USD). Tồn kho đường cao do giá đường thấp và nhu cầu giảm. Với những khó khăn này, diện tích mía đường đang suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến sản lượng mía đường Việt Nam giảm.

Sau khi chạm mốc 23,47 cents/pound vào đầu tháng 10/2016, giá đường giảm mạnh do tình trạng dư cung. Từ đầu năm 2019, giá đường đã tăng 5,7%, cho thấy dấu hiệu phcụ hồi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đường nội địa vẫn đang chìm ngập trong khó khăn khi đối diện với một thách thức khác.

Thách thức này xuất phát từ thị trường nội địa. Nhu cầu tiêu dùng đường nội địa năm 2019 dự báo đạt khoảng 1,5 – 1,6 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng nội địa chỉ đạt 1,2 triệu tấn. Tình trạng dư cầu này gây ra tăng vọt buôn lậu. Đặc biệt, từ tháng 8 đến nay, các tỉnh thượng nguồn sông Mekong như An Giang và Đồng Tháp vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho buôn lậu đường. Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), khoảng 500.000 tấn đường được buôn lậu vào Việt Nam hàng năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành đường và giá đường nội địa. Giá đường tại các tỉnh miền bắc và trung nam chịu ảnh hưởng mạnh nhất vì các khu vực này sản xuất ít đường và gần với các điểm tập kết đường buôn lậu hơn miền nam. Hệ quả là 17/36 nhà máy đường hoạt động thua lỗ và giá cổ phiếu sụt giảm.

Theo nghiên cứu của giáo sư Võ Tòng Xuân, chi phí sản xuất mía đường của Việt Nam quá cao, (50 USD/tấn)m khiến khó cạnh tranh với các nước sản xuất đơngf khác như Thái Lan (30 US/tấn), Brazil (16 USD/tấn). Năm 2017, số nhà máy đường trên cả nước giảm từ 46 xuống còn 42. Và theo cập nhạt mới nhất năm 2019, con số này đã giảm xuống còn 36. Có nhiều nahf máy chỉ hoạt động cầm chừng nên rất khó dự báo số nhà máy sẽ còn cầm cự được đến niên vụ 2019/20.

Theo đại diện từ VSSA, trong 2 năm vừa qua, nhiều nhà máy đường gặp khó khăn tài chính. Do ATIGA vẫn chưa có hiệu lực tại Việt Nam nên nhiều nhà máy đường vẫn chưa thông báo giá mía thu mua tư fnông dân bởi muốn chờ chính sách từ chính phủ. Hành vi này làm giảm động lực sản xuất của nông dân trồng mía. Tình trạng này không chỉ sẽ tác động mạnh đến sản xuất mía đường năm 2018/19 mà còn ảnh hưởng đến niên vụ sau, từ ngày 1/1/2020, khi ATIGA có hiệu lực.

Theo Mercantile Exchange of Vietnam (MXV) giá đường tháng 10/2019 trên sàn giao dịch New York dự báo giảm 3,32% xuống còn 253,35 USD/tấn. Có 2 nguyên nhân chính: thứ nhất là đồng real Brazil giảm xuống mức thpá nhất trong vòng 2,5 tháng so với đồng USD. Brazil là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới và đồng nội tệ của nước này giảm giá sẽ khuyến khích nông dân Brazil bán ra, qua đó làm tăng nguồn cung đường trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, áp lực cũng đến từ giá dầu giảm mạnh trong tuần trước – đẩy giá đường xuống mức thấp nhất trong tháng này, kéo theo giá ethanol – đang khiến các nhà máy đường Brazil tăng sản xuất đường thay vì ethanol.

Theo VIR
Admin

Ấn Độ có thể áp trần xuất khẩu đường trong niên vụ tới

Bài trước

Ấn Độ đặt hạn ngạch xuất khẩu đường ở mức 8 triệu tấn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường