Đầu tư

Việt Nam nằm trong nhóm 12 thị trường có giá trị nhất để mở rộng nhượng quyền toàn cầu

Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế xếp Việt Nam ở thứ hạng 8/12 các thị trường có giá trị nhất để mở rộng toàn cầu, theo bà Nguyễn Phi Vân, chủ tịch Retail & Franchise Asia. Các ngành có tiềm năng nhượng quyền bao gồm thực phẩm và đồ uống (F&B), giáo dục, y tế và dinh dưỡng, các dịch vụ kinh doanh, dịch vụ khách hàng, thời trang, làm đẹp và chăm sóc da, giải trí, các dịch vụ trẻ em và các cửa hàng tiện lợi.

Theo một báo cáo của Korea Agro-Fisheries & Food Trade Corporation, Việt Nam là điểm đến yêu thích nhất của 43% các công ty Hàn Quốc. Hiện nay, tổng số lượng cửa hàng F&B Hàn Quốc tại Việt Nam đã lên tới con số 360.

Về triển vọng thị trường này, bà Vân cho rằng Việt Nam sẽ vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là các thương hiệu khu vực trong vòng 3 năm tới. CÁc dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ sửa chữa sẽ là xu hướng nhượng quyền. Bà Vân cho biết thêm mô hình này yêu cầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư và nguồn lực trước khi bước vào quy trình nhượng quyền.

Nhượng quyền bắt đầu diễn ra tại Việt Nam vào thập niên 1990s, với sự xuất hiện của các chuỗi đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria và Jollibee. Hoạt động này bắt đầu tại các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore và Thái Lan từ thập niên 1980s. Thị trường nhượng quyền Việt Nam vẫn còn tương đối mới, và các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa hiểu hoặc có kinh nghiệm nhiều ở lĩnh vực này. Năm 2018, Bộ Công thương cho hay đã cấp phép cho 206 vụ nhượng quyền cho các thương hiệu nước ngoài kể từ năm 2007.

Theo VNA
Admin

Mô hình nhượng quyền thương mại mở đường cho sự phát triển các quán cà phê trong nước

Bài trước

Cà phê Trung Nguyên mở chuỗi nhượng quyền mới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư