Đầu tư

Việt Nam thất bại trong thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo và cà phê lớn nhất thế giới và xuất khẩu rau quả dự báo đạt 10 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, mặc dù 73% vốn FDI chảy vào các ngành sản xuất thì ngành nông nghiệp chỉ chiếm dưới 1% luồng vốn FDI.

Việt Nam đang khuyến khích các khoản đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao khi đưa ra nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư vào ngành nông nghiệp vẫn hạn chế. Hiện Việt Nam chỉ có 35 khu nông nghiệp công nghệ cao với tổng diện tích phê duyệt 5.800ha, 71% nằm tại tỉnh Lâm Đồng.

Bất chấp tiềm năng lớn, vốn FDI vẫn không chảy vào ngành nông nghiệp. Đầu tiên, các doanh nghiệp vốn nước ngoài (FIEs) khó tiếp cận đất đai. Phần lớn đất nông nghiệp dành cho trồng lúa và khó thay đổi mục đích sử dụng. Ngân hàng Thế giơi s(WB) cho rằng Việt Nam giữ quá nhiều đất cho hoạt động trồng trọt – vốn có năng suất và hiệu quả thấp.

Thứ hai, các ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là kỹ thuật cơ khí và vận tải, đang kém phát triển, ảnh hưởng đến cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Liên quan đến vận tải, Việt Nam phụ thuộc lớn vào đường bộ - vốn có chi phí cao, thời gian vận chuyển dài, tác động đến chất lượng nông sản. Các doanh nghiệp nông nghiệp ước tính thời gian vận chuyển dài gây ra 40% thiệt hại giá trị nông sản.

Thứ ba, nguồn cung lao động trong ngành nông nghiệp ở mức yếu. Phần lớn lao động trong ngành không có trình độ cao. Trong khi đó, các cơ sở đào tạo thiếu trang thiết bị để hỗ trợ học lý thuyết lẫn thực hành cho sinh viên.

Cuối cung, các ưu đãi đầu tư trong các chính sách hiện tại không hiệu quả trong thực tế và môi trường kinh doanh không thực sự thuận lợi. Các chính sách hiện có nhiều bất cập. Các ưu đãi chủ yếu tập trung vào ưu đãi lãi suất, vốn vận hành theo cơ chế xin cho. Thời gian nhận được ưu đãi thường lâu bởi quy trình phê duyệt chậm chạp. Trong khi đó, các thủ tục rất phức tạp và được thiết kế theo hướng tối thiểu hóa rủi ro cho các ngân hàng.

Để thu hút thêm vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam được tư vấn xem xét mô hình của Israel, một trung tâm của cả nông nghiệp lẫn công nghệ. Đầu tiên, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ nông nghiệp mới, một yếu tố quyết định tới thành công. Báo cáo từ Deloitte cho thấy Israel có 300 công ty đa quốc gia nghiên cứu và phát triển công nghệ. Chỉ riêng trong nửa đầu năm 2017, khoảng 80 triệu USD đã được chi ra cho đầu tư phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Theo VNS
Admin

Các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản tập trung vào tự xây dựng vùng nguyên liệu

Bài trước

Các doanh nghiệp lớn đổ tiền vào nông nghiệp mà không kỳ vọng có lợi nhuận trong ngắn hạn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư