0

Vấn đề dai dẳng trong số hóa ngành nông nghiệp là các kỹ sư công nghệ hiểu biết rất ít về làm nông và nông dân thì biết rất ít về IT. Công nghệ số có thể giúp ngành nông nghiệp Việt Nam nâng cao năng suất sản xuất, bảo vệ các nông trại khỏi các vấn đề thông thường như sâu hại và thời tiết bất lợi, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nó đòi hỏi một lượng lao động có kiến thức trong ngành nông nghiệp, cũng như có khả năng kỹ thuật.

Các yêu cầu về công nghệ số trong quá trình số hoá nông nghiệp hiện vẫn là một quá trình liên tục và không thể bỏ qua, với mục đích cuối cùng là nâng cao uy tín của sản phẩm và chất lượng sống cho  người nông dân Việt Nam. 

Tập đoàn Lộc Trời (LTG), một trong những đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm nông sản lớn nhất Việt Nam, hiện vừa giới thiệu một dự án nông nghiệp công nghệ cao với việc sử dụng máy quay điều khiển từ xa (drone) dể giúp các nông dân phòng ngừa dịch bệnh và cải tiến việc quản lý mùa màng thông qua việc thu thập dữ liệu về mùa vụ. Tập đoàn này cũng phát triển nhật ký số về thông tin cây trồng để giảm sát và phòng ngừa sâu bệnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý mùa vụ, đồng thời tạo cổng thông tin số để người nông dân có thể hỏi đáp và được hỗ trợ qua ứng dụng trên di động để ứng phó với sâu hại và trồng trọt hiệu quả hơn.   

Tập đoàn cũng đầu tư xây dựng một nhóm gồm các nhà tư vấn chuyên nghiệp và tuyển dụng nhiều chuyên viên công nghệ cao cấp với bề dày kinh nghiệm, am hiểu địa phương và có mối quan hệ tôt với người nông dân và các đơn vị thu mua.  Tập đoàn tiếp tục tập trung tuyển dụng nhân tài và tổ chức đào tạo nhân sự cho các mảng thiết yếu như các dự án dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao, quản lý bán hàng và nhật ký dữ liệu số, trong khi tối ưu hoá chuỗi cung ứng và các hoạt động phân phối tiếp thị. “Để đảm bảo các nhiệm vụ số hoá cho hoạt động điều hành và sản xuất của tập đoàn trong năm 2020, việc tuyển dụng và đào tạo sẽ phải theo sát với chiến lược sản phẩm và kinh doanh trong năm 2019”,ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của LTG tra đổi với VET.   

Trong khi đó, Tập đoàn nông sản Cargill của Mỹ, đơn vị đang đầu tư vào mảng thực phẩm và nông nghiệp, cũng đã nâng cao hệ thống điều hành cũng như phát triển nhân lực theo hướng công nghệ số. Tập đoàn này cũng mang đến các nền tảng công nghệ như iQuatic™ để giúp nông dân nuôi tôm ghi lại dữ liệu chăn nuôi và đưa ra các quyết định ứng phó kịp thời, cũng như chuyển hoá Chuỗi cung ứng số Cargill với các công nghệ số để phục vụ tốt hơn khách hàng tại Việt Nam và trên toàn cầu. Tập đoàn cũng xây dựng riêng một nền tảng giáo dục hiện đại, có tính tương tác cao, để các nhân viên có thể tham gia các khoá học bổ trợ tại nhà hoặc tại văn phòng. Họ cũng phát triển một số các trung tâm Sáng chế Dinh dưỡng / Công nghệ sinh học và các trung tâm ứng dụng công nghệ tại  nhiều quốc gia, nhằm mang đến các cơ hội đào tạo nhân lực cho tương lai, tập trung mạnh và công nghệ số. “Trong kinh doanh, chúng tôi mang đến các công cụ số tới cho các nhóm thương mại để họ có thể làm việc linh hoạt và được kết nối mọi nơi mọi lúc tới các dữ liệu và quy trình họ cần trong khi phục vụ khách hàng”, ông Nguyễn Bá Luân, trưởng Đại diện Tập đoạn Cargill tại Việt Nam chia sẻ.

Kỹ năng thích ứng

LTG đã có nhiều kế hoạch và ngân sách đào tạo, cũng như có các thế mạng trong môi trường làm việc và các khoá đào tạo để nâng cao khả năng thích ứng.  Tuy nhiên, cũng như nhiều đơn vị kinh doanh nông nghiệp, LTG cũng phải đối mặt với việc thiếu hụt nhân sự chất lượng cao do lượng nhu cầu lớn trong nghành.  “Chúng tôi phải vất vả cạnh tranh với các đơn vị nông nghiệp công nghệ cao khác”, ông Thòn nói. “Vì vậy chúng tôi phải hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ để bàn giao công nghệ cho nhóm nòng cốt, và thử nghiệm trong một số mảng chính, trước khi đánh giá, điều chỉnh và mô phỏng mô hình”.

Dù hoạt động ở quy mô nhỏ, Trang trại Jan’s, một đơn vị cung cấp thực phẩm hữu cơ chế biến, cũng đối mặt với vấn đề tượng tự. Ông Đặng Thế Giang, chủ sở hữu Trang tại Jan’s, với Nông trại hữu cơ Mộng mơ rộng 5ha ở Đà Lạt, Lâm Đồng, chia sẻ với VET rằng: nhu cầu về thực phẩm hữu cơ đang tăng cao, do đó công ty vẫn liên tục phải phát triển và cho ra nhiều sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. “Điều này đòi hỏi cần có thêm nhiều nhân viên, nhưng thị trường nhân sự công nghệ số trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam rất nhỏ”. Anh giải thích rằng, những nhân sự được đào tạo ở các trường công nghệ thường thiếu kinh nghiệm về nông nghiệp, trong khi các nông dân địa phương, với nhiều kinh nghiệm thực tế trên đồng ruộng, thì lại không có kỹ năng công nghệ. Việc tuyển dụng các chuyên viên phân tích cho kiến thức trong ngành nông nghiệp số và kỹ năng công nghệ cũng khá rắc rối, và Trang trại Jan’s cùng các  các đơn vị thành viên phải dành đến 10 năm để duy trì và duy trì khoảng 70 nhân sự. “Không dễ để tìm một số lượng lớn nhân sự có chất lượng”, anh Giang nói. “Chúng tôi sẽ tối ưu hoá các nhân viên hiện nay để thực hiện các dự án mới trong năm sau, nghĩa là mỗi nhân viên sẽ cần nâng cao năng suất của mình để thích ứng với các thử thách”.

Để duy trì được đội ngũ nhân sự chất lượng cao với nguồn cung hạn chế, Tập đoàn Cargill đã kết hợp với nhiều đối tác đào tạo và quản lý nhân sự để xác định các tài năng xuất sắc nhất và liên tục cập nhật xu hướng nhu cầu nhân lực trong suốt hai thập kỷ qua. “Chúng tôi cũng làm việc với một vài trường đại học khắp Việt Nam để tìm kiêm các nhân sự trẻ và phù hợp với kế hoạch phát triển của chúng tôi”, ông Luân nói. “Trong quá trình tuyển dụng ngày này, quyền thương lượng có vẻ đã dịch chuyển từ nhà tuyển dụng sang phía người được tuyển dụng – những người chỉ với một cú click đã có thể ứng tuyển cho nhiều vị trí, tìm kiếm thông tin chi tiết về từng nhà tuyển dụng, từ lượng bổng tới con đường phát triển và văn hoá doanh nghiệp. Thế hệ trẻ đang học rất nhanh và thích ứng nhanh vơi các thay đổi của thị trường, do đó việc quan trọng là các công ty phải tạo đươc không gian cho họ trải nghiệm và phát triển”.

Dự đoán Việt Nam sẽ cần 3,2 triệu người lao động được đào tạo về nông nghiệp, và 4,5 – 6 triệu lao động nữa vào các năm 2020 và 2030, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hiện có 38 trường đại học, cao đẳng và trung tâm đào tạo, cũng như các học viện trực thuộc Bộ, tuy nhiên lượng học viên ứng tuyển ngày càng giảm. Ngoài việc gia tăng số lượng học viên, chất lượng giáo dục cũng cần được cập nhật và cải tiến để phù hợp với các yêu cầu mới. Để nâng cao chất lượng, theo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, việc đào tạo cần phải được dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp và tập đoàn, cũng như các xu hướng phát triển trong ngành, đặc biệt là đào tạo cho các lao động nông thôn.

Một dự án dạy nghề cho la động nông thôn trong giai đoạn 2011 – 2015 đã đào tạo được cho 1,1 triệu người, đảm bảo được 75% so với kế hoạch, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Gần  870.000  người đa tìm được việc hoặc nâng cao năng suất sau các chương trình đào tạo. Trong giai đoạn 2016 -2019, con số này được nâng lên 82% so với kế hoạch. Người lao động ở địa phương có thể chọn lựa các công việc phù hợp với tiêu chuẩn nông dân, và tập trung cho các sản phẩm chính của vùng, với việc đào tạo được gắn bó chặt chẽ với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp lao động nông thôn. Dự án dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vào giai đoạn 2021 – 2030 đã được trình lên cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xét duyệt, với ưu tiên dành cho các chương trình đào tạo nông nghiệp công nghệ cao cũng như chương trình khởi nghiệp cho lao động trẻ, và mỗi địa phương cần có một đến hai trung tâm để đảm bảo nhu cầu của người dân.

Bà Valentina Barcucci, chuyên gia Kinh tế lao động tại Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Việt Nam cho biết, Chính phủ đang thực hiện nhiều bước tiến quan trọng trong việc nâng cao điều kiện lao động và khắc phục các vấn đề nghề nhiệp. Bà cũng đề xuất việc quảng bá văn hoá nông nghiệp song song với các đào tạo nghề trong điều kiện số hoá tiếp diễn.  Việt Nam cũng nên ban hành Chứng chỉ nghề để các lao động có thể sử dụng ở bất cứ đâu, cũng như nâng cao giá trị của Chứng chỉ thông qua hệ thống ghi nhận năng lực. Do đó Việt Nam cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn nghề Quốc gia cho việc đào tạo nghề.

Theo VN Economic Times

Người dịch: Nguyễn Huyền Châu

Admin

Các doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản tập trung vào tự xây dựng vùng nguyên liệu

Bài trước

Các doanh nghiệp lớn đổ tiền vào nông nghiệp mà không kỳ vọng có lợi nhuận trong ngắn hạn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Công nghệ