Ngũ cốc

Nông dân trồng lúa lão thành Nhật Bản đối mặt với tương lai bấp bênh

Một loại nông sản từng vô cùng quan trọng và từng là một loại tiền tệ, gạo Nhật đang mất dần chỗ đứng trong nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi và Tây hóa tại nước này – một sự chuyển dịch có thể đẩy nhiều nông dân trồng lúa lão thành của Nhật Bản lâm vào một tương lai bấp bênh. Tiêu dùng gạo tại Nhật Bản đã giảm gần một nửa trong 50 năm qua và khi thế hệ nông dân – người tiêu dùng cũ qua đời, một số lo ngại rằng ngành lúa gạo Nhật Bản sẽ không thể đứng vững trên một thị trường quốc tế cạnh tranh mạnh.

Kazuo Ogura, một nông dân 66 tuổi, là một trong những nông dân may mắn. Con trai Yuichi của ông đã quyết định kế nghiệp sản xuất – kinh doanh gia đình. Ông Ogura tự hào nhìn người con trai 38 tuổi của mình sử dụng một chiếc máy thiết kế đặc biệt để sản xuất lúa, đang chạy khắp cánh đồng lúa vàng óng trải dài trước mắt. Bí quyết để sống sót trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ngày là “sản xuât thực phẩm chất lượng cao ở mức giá hợp lý” và sản xuất quy mô lớn để đạt hiệu quả kinh tế, ông Ogura trả lời phỏng vấn AFP.

Tương lai của hoạt động sản xuất nhà ông Ogura ở Kazo, cách Tokyo khoảng 50km, có vẻ vững chắc bởi anh Yuichi đã quyết định kế nghiệp làm nông của gia đình nhưng những hộ nông dân trên khắp Nhật Bản đang chết dần bởi tuổi tác của nông dân – tuổi trung bình của nông dân trồng lúa Nhật Bản là 67 tuổi. “Tôi là người duy nhất trong 220 sinh viên ở  trường nói sẽ làm nông”, anh Yuichi cho biết. “Không có nhiều người ở độ tuổi 20 quyết định đi làm nông”.

Ngay cả những hộ nông dân hiện nay cũng buộc phải đóng cửa hoạt động khi máy móc hư hỏng bởi họ không có đủ năng lực tài chính để thay thế. “Máy móc trở nên ngày một đắt đỏ qua mỗi năm. Để thay thế máy móc yêu cầu một mức độ lợi nhuận nhất định nhưng rất khó để đạt mức lợi nhuận này nếu canh tác trên quy mô nhỏ”, anh Yuichi cho hay. Nhà Ogura nỗ lực xoay xở để duy trì khả năng cạnh tranh bằng cách bắt tay với 2 hộ nông dân khác, cùng nhau sản xuất trên diện tích trồng lúa khoảng 100ha – gấp 100 lần quy mô sản xuất trung bình tại Nhật Bản. Họ bán gạo loại Koshihikari chất lượng dẫn đầu ở mức giá 300 Yên/kg, tương đương 2,66 USD/kg.

“Bước ngoặt”

Mặc dù tiêu dùng gạo tại Nhật Bản đã giảm hơn một nửa trong một thế kỷ qua, vị thế cao quý của loại nông sản này trong văn hóa Nhật Bản – thậm chí từng là một biểu tượng tôn giáo trong nghi lễ Shinto – đã giúp gạo còn tồn tại tới ngày nay. Các chính sách trợ cấp hào phóng nhằm đảm bảo nguồn cung và giá tạo đã khiến sản xuất lúa gạo là một trong những ngành được bảo hộ chặt chẽ nhất của Nhật Bản, nhưng chính phủ của ông Shinzo Abe đã xóa bỏ chính sách bảo hộ này trong năm nay, buộc nông dân phải trở nên cạnh tranh hơn.

Nông nghiệp Nhật Bản đang đứng trước “một bước ngoặt”, theo nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp Ken Saito. “Nông dân phải nghĩ về việc sản xuất để bán. Hơn bao giờ hết, họ phải thích ứng tốt hơn với thị trường”. Và khi ông Abe đang chuẩn bị các khả năng đàm phán thương mại với tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà phân tích cho rằng ông có thể sẽ phải nhượng bộ ở một số vấn đề về nông nghiệp – có thể bao gồm cả chính sách thuế nhập khẩu gạo cực cao – để tránh các đàm phán bất lợi với Mỹ về ô tô và các hàng hóa xuất khẩu chính khác.

“Tương lai u ám”

Nhưng ngay cả khi nhập khẩu gạo giá rẻ tăng vọt thì cũng khó lòng chuyển dịch việc người Nhật thường ưa chuộng giống gạo hạt ngắn, sản xuất nội địa hơn so với gạo nhập khẩu. Tiêu dùng gạo đầu người tại Nhật đã giảm từ 118,3 kg/người/năm vào năm 1963 xuống còn 54,6 kg/người/năm vào năm 2015.

Mitsuyoshi Ando, một chuyên gia nông nghiệp tại đại học Tokyo, cho rằng tương lai ngành lúa gạo Nhật Bản không mấy sáng sủa. “Nông dân sản xuất lúa gạo phải cải thiện khả năng cạnh tranh. Sản xuất quy mô lớn cũng cần thiết”. Tuy nhiên, đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô tại các khu vực đồi núi rất khó – vốn chiếm 40% sản xuất nông nghiệp tại Nhật Bản- do các hạn chế về địa lý ngăn cản nông dân mở rộng cánh đồng, đặc biệt là khi trợ cấp giảm, “số nông dân có thể sống sót qua những khó khăn này sẽ không nhiều trong khi tiêu dùng gạo sẽ không bao giờ tăng trở lại”.

Theo ABS CBN
Admin

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 của Việt Nam vượt mục tiêu

Bài trước

Hệ thống mới cải thiện quản lý chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc