Thịt

Liệu an ninh lương thực thế giới có được đảm bảo nếu cấm khai thác thủy sản xa bờ?

Liên Hợp Quốc có thể điều chỉnh – hoặc thậm chí cấm – khai thác thủy sản và các hoạt động kinh tế khác tại các vùng biển xa bờ - một vấn đề đang làm dấy lên tranh cãi gay gắt. Để bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực môi trường rộng lớn này, các phái đoàn UN đang nhóm họp tại New York đang thảo luận về liệu một lệnh cấm như vậy chỉ có tác động tối thiểu lên an ninh lương thực toàn cầu, trong khi một số nhà khoa học cho rằng kịch bản này vẫn chưa rõ ràng, theo Kakai Magazine đưa tin.

Các đại diện hiện đang đàm phán một hiệp ước quốc tế mới, bổ sung cho Công ước Liên Hợp Quốc về Biển, mà một số nhà bảo tồn và nhà khoa học cho rằng là cần thiết để bảo vệ những hình thái sống quan trọng khỏi các hoạt động mạng tính phá hủy.

Khai thác thủy sản xa ờ thường sử dụng lưới rê, có thể giết hại các dạng sống ở đáy biển, đe dọa các hệ thống san hô ở tầng nước sâu. Các sinh vật vô tình lọt lưới cũng là vấn đề đang chưa được quy định đầy đủ và hoạt động khai thác này cũng đe dọa các loại sinh vật dễ tổn thương khác. Trong khi nguồn lợi một số nguồn thủy sản để hai thác, như nguồ lợi cá ngừ, vẫn còn tương đối tốt, một số nguồn lợi thủy sản khác đã bị khai thác quá mức. Nhưng một số nhà khoa học và các chuyên gia thủy sản lo ngại rằng hạn chế khai thác thủy sản xa bờ sẽ tác động lớn tới nguồn cung thực phẩm toàn cầu và đặt ra quan ngại đối với lệnh cấm đang được đề xuất.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho rằng một lệnh cấm như vậy sẽ không tác động nhiều tới nguồn cung thủy sản thế giới. “Nếu bạn lo ngại về an ninh lương thực như một lý do không đặt ra hạn chế đối với khai thác thủy sản xa bời, nỗi lo của bạn không có cơ sở”, theo bà Laurenne Schiller, một nghiên cứu sinh tại đại học Dalhousie ở Nova Scotia, đã công bố kết quả nghiên cứu phân tích dữ liệu thủy sản toàn cầu cho thấy sản lượng khai thác thủy sản xa bờ đạt 4,32 triệu tấn hàng năm – chỉ chiếm 2,4% tổng sản lượng thủy sản toàn cầu (bao gồm các nguồn thủy sản nước ngọt và thủy sản nuôi).

Dẫn chiếu tới nghiên cứu này, Ray Hilborn, một nhà sinh thái học tại đại học Washington cho rằng nghiên cứu đã chỉ ra rằng khai thác thủy sản xa bờ phần lớn nằm trong nhóm hàng hóa xa xỉ như cá ngừ vây xanh và mắt to, và một phần nhỏ là các sản phẩm không thuộc loại cao cấp, chỉ dành cho người giàu. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, phần lớn thủy sản khai thác xa bờ phần lớn là các loại thủy sản thấp cấp, như cá ngừ sọc vằn, chủ yếu để đóng hộp và là nguồn protein hợp túi tiền. Cấm khai thác thủy sản xa bờ có thể sẽ chỉ buộc người ta phải đi tìm một nguồn protein giá rẻ ở nơi nào khác – chuyển dịch, thay vì giảm bớt, nên thiệt hại đối với các hệ sinh thái vẫn là tương đương.

Nghiên cứu trên là nghiên cứu mới nhất trong chuỗi các công bố nghiên cứu gần đây cho rằng cấm hoàn toàn hoặc hạn chế khai thác thủy sản xa bờ sẽ không gây ra tác động mạnh lên an ninh lương thực hoặc kinh tế. Ví dụ, một nghiên cứu công bố hồi đầu năm cho thấy phần lớn khai thác thủy sản xa bờ vẫn còn tồn tại là nhờ các chính sách trợ cấp mạnh từ phía chính phủ và nếu không có các khoản trợ cấp này thì khai thác thủy sản xa bờ sẽ không có ý nghĩa kinh tế.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cấm khai thác thủy sản xa bờ sẽ tạo điều kiện cho các luồng sinh vật dư cư sinh trưởng tốt. Các sinh vật này sau đó có thể di chuyển vào các vùng nước thuộc chủ quyền của các nước và giúp tăng sản lượng khai thác. Nhưng phân tích công bố năm 2016 của Louise The, một nhà nghiên cứu thủy sản tại đại học British Colombia cho rằng cấm khai thác thủy sản xa bờ sẽ không cải thiện an ninh lương thực tại các nước thu nhập thấp. Tuy nhiên, đồng tình với báo cáo của Schiller, ông The cho rằng cấm khai thác thủy sản xa bờ sẽ không tác động lớn tới an ninh lương thực.

Nhưng theo kết luận của báo cáo, không phải tất cả thủy sản khai thác xa bờ đều là thủy sản cao cấp nhưng phần lớn thủy sản khai thác xa bờ - ngay cả cá ngừ đóng hộp – cuối cùng cũng để phục vụ các nước giàu có hơn, bao gồm Nhật Bản, Mỹ và châu Âu; trong khi người dân tại các nước thu nhập thấp hơn lại chỉ có các lựa chọn protein rẻ hơn, như các loại đậu.

Theo FIS
Admin

Chính sách trợ cấp mới của Trung Quốc không bao gồm đội tàu khai thác xa bờ

Bài trước

Dữ liệu mới cho thấy sản lượng khai thác thủy sản xa bờ của Trung Quốc tăng vọt

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt