Ngành khai thác thủy sản xa bờ toàn cầu chỉ tập trung vào một số ít nước, trong khi nhiều nước có đường bờ biển dài lại thường quản trị yếu và có nguồn lực hạn chế.

Một báo cáo mới công bố từ Stimson Center xác định các đội tàu khai thác thủy sản xa bờ hàng đầu thế giới, địa bàn các đội tàu này hoạt động và liên hệ của các đội tàu này với hoạt động khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không có quy định (IUU). Báo cáo cho rằng ngành khai thác thủy sản xa bờ hiện tại hoạt động không bền vững và đưa ra những khuyến nghị mạnh mẽ về cách tăng cường tính minh bạch và độ tin cậy cho ngành này.

Chỉ 5 nước chiếm 90% hoạt động khai thác thủy sản xa bờ. Chỉ riêng Trung Quốc và Đài Loan đã chiếm 60% các hoạt động khai thác xa bờ, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha mỗi nước chiếm 10% còn lại. Các nước khai thác thủy sản xa bờ lớn ngày nay rất khác với tình hình những thập kỷ trước: Cho tới giữa thập niên 90, Liên bang Xô Viết, Nhật Bản và Tây Ban Nha áp đảo thế giới về quy mô đội tàu khai thác xa bờ. Sau đó, Nga và EU giảm hoạt động khai thác xa bờ; Trung Quốc và Đài Loan nổi lên dẫn đầu thế giới.

CÁc đội tàu khai thác xa bờ đều nhắm vào các loại thủy sản giá trị cao tại các khu vực mà hoạt động quản lý và thực thi pháp luật hạn chế, tập trung tại Thái Bình Dương, Đông Phi và Tây Phi. Đặc biệt, Kiribati, Seychelles, và Guinea-Bissau đón nhận số lượng tàu khai thác xa bờ lớn nhất trong các khu vực đặc quyền kinh tế (EEZs) tại mỗi 3 khu vực trên.

Các đội tàu khai thác thủy sản xa bờ thơngf nhắm tới các khu vực giàu tài nguyên thủy sản, đồng thời dễ tiếp cận thị trường và năng lực quản lý yếu. Các loại thủy sản giá trị cao, như cá ngừ, rát phổ biến với hơn 2/3 số đội tàu lớn nhất tập trung vào khai thác cá ngừ. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động khai thác thủy sản nội địa suy yếu. Trung Quốc – một ví dụ điển hình – mở rộng mạnh khai thác thủy sản từ Thái Bình Dương tới Tây và Đông Phi, thậm chí tới Nam Mỹ, nhưng kìm hãm mạnh khai thác thủy sản nội địa.

Phần lớn các tàu khai thác thủy sản xa bờ đều được ủy quyền, có cờ hiệu nhưng nhiều tàu báo cáo sản lượng khai thác thấp hơn thực tế, theo Sally Yozell, tác giả báo cáo và giám đốc Environmental Security Program tại Stimson Center. Các tàu các này hoạt động ở vùng nước ven biển các nước khác nhưng không cập bến đổ hàng hoặc đầu tư cho nền kinh tế địa phương, tước đi việc làm cho chế biến thủy sản và dịch tàu tàu cá. “Nhìn chung, sự bí hiểm của khai thác thủy sản xa bờ và cấu trúc của hoạt động này cho thấy thực trạng lợi dụng các nguồn lực của các quốc gia có đường bờ biển. Các nước này có lợi ích ngắn hạn chẳng bao nhiêu nhưng lại thiệt hại nguồn lợi thủy sản về dài hạn”.

Báo cáo dựa trên dữ liệu địa điểm AIS và hơn 50 cuộc phỏng vấn với các nhà chức trách chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các đại diện của khu vực tư nhân trên khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành các đợt đánh giá thực địa tại Mozambique và Seychelles.

Các hoạt động của đội tàu Trung Quốc áp đảo các đội tàu khác, chiếm gần 40% tổng hoạt động của top 10 đội tàu khai thác thruy sản xa bờ tại các khu EEZs của các nước khác. Các nỗ lực khai thác xa bờ của Trung Quốc bắt đầu tăng tiến sau khi Luật Thủy sản Quốc gia 1986 tạo nên cú hích cho sự phát triển năng lực khai thác thủy sản nội địa và quốc tế, dẫn tới tình trạng khai thác quá mức và sự sụp đổ của ngành khai thác thủy sản nội địa. Hiện nay, Bắc Kinh yêu cầu các đội tàu khai thác xa bờ dành 60 – 65% tổng sản lượng khai thác quay trở lại cho thị trường Trung Quốc. Nước này cũng giới hạn số lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ ở mức 3.000 vào năm 2020, dù chính phủ vẫn tiếp tục trợ cấp hoạt động cho đội tàu này.

Báo cáo khuyến nghị nâng cao năng lực cho các quốc gia có đường bờ biển và tăng tính minh bạch để ngăn ngừa bị lợi dụng và tham nhũng, cảnh báo rằng ngành thủy sản sẽ sụp đổ nếu không có những bước đột phá mạnh mẽ về quản lý nghề cá.

Báo cáo cho rằng việc buộc các tàu có và sử dụng hệ thống thông tin tự động (AIS) và hệ thống giám sát tàu (VMS) sẽ giúp đảm bảo các tàu được theo dõi và truy xuất nguồn gốc cá khai thác tới thị trường. Các thỏa thuận tiếp cận nguồn thủy sản xa bờ cần được công bố để chính quyền và doanh nghiệp xây dựng lòng tin. Lợi ích kinh tế từ các thỏa thuận tiếp cận nguồn lợi thủy sản này nên được tái đầu tư để cải thiện năng lực chống lại khai thác thủy sản IUU.

Các tổ chức quốc tế và các nước có bờ biển có thể tạo ra một khung luật pháp để buộc phải thu thập và chia sẻ dữ liệu địa điểm, trong khi ngành bảo hiểm biển nên khuyến khích các tàu luôn hoạt động AIS và VMS để đủ điều kiện bảo hiểm. “Tính minh bạch trong toàn chuỗi cung ứng thủy sản sẽ là một giấy thông hành về mặt xã hội cho ngành khai thác thủy sản trong thế kỷ 21”, bà Yozell phát biểu. “Bằng cách đảm bảo tíh minh bạch là điều kiện tiên quyết để thủy sản khai thác được kinh doanh trên thị trường quốc tế, ngành thủy sản có thể tạo ra môi trường công bằng cho các nhà khai thác thủy sản trung thực, giảm bớt hoạt động IUU và đảm bảo thủy sản khai thác đúng đắn không bị lẫn với nguồn thủy sản khai thác phi pháp”.

Ngoài ra, các nước nên xóa bỏ trợ cấp nhằm tăng công suất khai thác của các đội tàu xa bờl bao gồm các khoản trợ cấp để hiện đại hóa đội tàu, trợ cấp thuế và hoàn thuế, trợ cấp nhiên liệu. Và quyền hạn của các tổ chức quản lý thủy sản cấp khu vực nên được mở rộng.

Theo Seafood Source
Admin

Chính sách trợ cấp mới của Trung Quốc không bao gồm đội tàu khai thác xa bờ

Bài trước

Dữ liệu mới cho thấy sản lượng khai thác thủy sản xa bờ của Trung Quốc tăng vọt

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt