Thịt

FDA tiếp tục từ chối các lô hàng tôm Ấn Độ do kháng sinh và salmonella trong tháng 7/2018

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng nhập khẩu bị từ chối trong tháng 7/2018 cho thấy 2 trong 157 (1,3%) số lô hàng thủy sản bị từ chối trong tháng vừa qua là tôm do các nguyên nhân liên quan đến kháng sinh cấm.

Đây là số lượng lô hàng tôm bị từ chối thấp nhất do kháng sinh trong năm 2018. Trong 7 tháng đầu năm 2018, có tổng cộng 27 lô hàng tôm bị từ chối do liên quan đến kháng sinh cấm.

2 lô hàng tôm bị từ chối trong tháng 7 đến từ các nhà xuất khẩu Ấn Độ và Trung Quốc:

  • Savvy Seafood Inc. (Trung Quốc), công ty đã mất quyền miễn trừ khỏi cảnh báo nhập khẩu 16 – 131 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế đối với tôm nuôi, lươn từ Trung Quốc – có thuốc thú y mới/phụ gia thực phẩm không an toàn”, có 1 lô hàng tôm tẩm bột bị từ chối do dư lượng thuốc thú y và phụ gia không an toàn, báo cáo từ văn phòng FDA Southeast ngày 6/7/2018;
  • Nekkanti Sea Foods Limited (Ấn Độ), công ty đã bổ sung vào cảnh báo nhập khẩu 16 – 129 (“Giữ hàng không cần kiểm tra thực tế các sản phẩm thủy sản do Nitrofurans”) vào ngày 30/7/2018, có 1 lô hàng tôm bị từ chối do chứa dư lượng thuốc thú y, báo cáo từ văn phòng FDA Southeast ngày 20/7/2018.

Ngoài ra, FDA cho biết đã từ chối 10 lô hàng tôm nhập khẩu khác trong tháng 7/2018 do salmonella, trong đó có 8 lô hàng từ Ấn Độ. Tổng số lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc thú y trong năm 2018 đã giảm. FDA vừa thong báo đã từ chối 60 lô hàng tôm do nhiễm salmonella trong năm 2018, phần lớn đều đến từ Ấn Độ.

Theo Shrimp Alliance
Admin

Thêm 2 nhà xuất khẩu tôm được chứng nhận BAP bị FDA từ chối thông quan vào tháng 3/2024

Bài trước

FDA từ chối thông quan tôm từ ba nhà chế biến Ấn Độ được chứng nhận BAP và thêm một nhà chế biến Việt Nam được chứng nhận BAP vào cảnh báo nhập khẩu tháng 1/2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt