Trước câu hỏi: Trong số các hàng hóa nguyên liệu chính mà Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất, hàng hóa nào nước này tăng nhập khẩu mạnh nhất từ đầu năm đến nay? Câu trả lời là cao su, cả cao su tự nhiên và cao su nhân tạo, với nhập khẩu hai loại cao su này tăng tổng cộng 24,3% trong 8 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016, lên 4,45 triệu tấn.

Tốc độ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu dầu thô (12,2%), than đá (14,2%), hay quặng sắt (6,7%). Nhập khẩu đồng thô thậm chí còn giảm 12,7% trong 8 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016, mặc dù nhập khẩu quặng đồng và đồng cô đặc tăng nhẹ 2,8% trong cùng kỳ so sánh. Số liệu hải quan chính thức của Trung Quốc cho thấy trong 7 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng nhập khẩu cao su tổng hợp cao hơn một chút cho với tăng trưởng nhập khẩu cao su tự nhiên so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu cao su tổng hợp tăng 27,2% trong cùng kỳ so sánh lên 2,29 triệu tấn, trong khi tăng trưởng nhập khẩu cao su tự nhiên đạt 21,8% lên 1,59 triệu tấn.

Nếu nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới tăng mua mạnh đến vậy, câu hỏi lớn đặt ra là vì sao giá cao su tự nhiên lại là một trong những thị trường hàng hóa diễn biến tiêu cực nhất từ đầu năm đến nay?

Giá cao su tự nhiên hợp đồng tương lai giao dịch trên thị trường Thượng Hải chạm mốc 15.345 NDT/tấn, tương đương 2.336 USD/tấn hôm thứ 2 vừa qua, giảm 15,5% so với hồi cuối năm 2016.

Hợp đồng giao dịch cao su chính trên thị trường TOCOM chạm mức 221,2 Yên/kg, tương đương 1,98 USD/kg hôm 15/9, giảm 16,2% so với hồi cuối năm 2016. Giá hợp đồng cao su tự nhiên tại Thượng Hải giảm 2,8% trong ngày 15/9 và trong cùng ngày, giá hợp đồng tương lai trên thị trường Tokyo cũng giảm 2,9%.

Câu trả lời cho diễn biến giá trên thị trường cao su tự nhiên chính là ở nguồn cung.

Giá cao su tự nhiên trên hàng loạt thị trường tương lai giảm ngay sau khi cuộc họp của các nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Malaysia và Indonesia, quyết định không cắt giảm sản lượng cao su – nguyên liệu sử dụng chính trong sản xuất lốp xe vận tải. 3 nước này chiếm khoảng 70% tổng nguồn cung cao su toàn cầu, đã phải vật lộn giải quyết tình trạng dư cung trong vài năm qua nhưng chỉ đạt được thành công rất hạn chế. Các tuyên bố về cắt giảm sản lượng, như từng đưa ra vào tháng 2/2016 khi 3 nước này quyết định giảm tổng sản lượng 615.000 tấn, tương đương 6% tổng nguồn cung cao su toàn cầu, đã chỉ giúp giá tăng trong thời gian ngắn.

Yếu tố quan trọng duy nhất hỗ trợ giá cao su  trong thời gian qua là tình hình thời tiết, cụ thể là mưa lớn và lũ lụt tại miền Nam Thái Lan, đe dọa nguồn cung. Do lo ngại tình hình thời tiết, giá cao su tự nhiên trên thị trường Tokyo đã tăng hơn gấp đôi từ tháng 9/2016, đóng cửa ở mức cao nhất là 326,4 Yên/kg vào ngày 14/2/2017. Nhưng giá đã không duy trì lâu ở mức cao khi rõ ràng thị trường cao su vẫn dư cung. Hệ quả là giá cao su tự nhiên tren thị trường Tokyo sụt giảm đến 44% từ tháng 2 đến đầu tháng 6.

Đợt tăng giá vào cuối năm 2016 đến đầu năm 2017 cũng xuất phát từ tâm lý lạc quan khi tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ tăng cường chi tiêu cho xây dựng co ưở hạt ầng và cùng nhờ giá dầu thô tăng khi OPEC và các đồng minh nỗ lực hạn chế sản lượng. Cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô, và giá cao su tổng hợp tăng cũng có tác động tích cực lên giá cao su tự nhiên.

Lạc quan sớm xịt sau tuyên bố của tổng thống Trump và các nhà sản xuất dầu thô cũng chật vật để duy trì giá tăng, đã gây áp lực lên giá cao su tự nhiên.

Nhìn chung, rõ ràng là nhu cầu mạnh từ Trung Quốc là không đủ để áp đảo tác động dư cung trên thị trường. Cho tới khi nào các nước sản xuất lớn có thể thuyết phục được thị trường rằng họ hoàn toàn nghiêm túc về cắt giảm sản lượng, giá cao su tự nhiên vẫn sẽ khó tăng.

Theo Reuters
Admin

Việt Nam đưa ra cảnh báo về sản xuất sầu riêng quá mức

Bài trước

Tin vắn ngành thủy sản, chăn nuôi ngày 18/11

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su