Thực phẩm và Đồ uống

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đối diện sức ép ngày càng lớn

0

Các tác động của đại dịch kéo dài đang đẩy ngành nông lâm thủy sản và thực phẩm Việt Nam vào bối cảnh không mấy tích cực về sản xuất và xuất khẩu.

Theo ông David John Whitehead, chủ tịch tập đoàn TACN và chế biến thực phẩm Mavin, COVID-19 làm gián đoạn nghiêm trọng tất cả các mảng kinh doanh của công ty. Nhu cầu cho nhà hàng, trường học và các sự kiện công công bị đóng lại hoặc giảm nhu cầu đối với thực phẩm ở tất cả các phân khúc. “chúng tôi có các hợp đồng xuất khẩu sang các nước láng giềng Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ. Trong những giai đoạn khó khăn, hoạt động xuất khẩu của chúng tôi suy giảm nhưng nay khó khăn ở khắp nơi: logistics, quản lý chuỗi cung ứng và các hạn chế của chính phủ đối với xuất khẩu”, ông Whitehead nhấn mạnh.

Sau khi phục hồi từ đợt bùng phát dịch tả lợn trước đó, nông dân Việt nam mở rộng chăn nuôi, dẫn tới tăng nguồn cung thịt lợn trên thị trường nội địa. Nhưng vận chuyển và giao hàng chậm trễ cùng với những hạn chế do tác động của đại dịch dẫn tới giá thực phẩm biến động mạnh và tình hình này sẽ tiếp diễn do nguồn cung liên tục bị gián đoạn, theo ông Whitehead. “Nửa cuối năm 2021 sẽ ghi nhận một số khó khăn về công suất và năng lực sản xuất của các nhà sản xuất thực phẩm để đáp ứng nhu cầu nội địa”, ông dự báo. Mavin đang vận hành 5 nhà máy TACN tại các tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Bình Định và Đồng Tháp với công suất hàng năm 1 triệu tấn.

Các nhà xuất khẩu ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng đang nỗ lực đối phó với các hạn chế hiện nay. Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc công ty xuất khẩu trái cây Vina T&T, trả lời phỏng vấn VIR: “Công ty đang vận hành hai nhà máy tại các tỉnh ĐBSCL là Bến Tre và Tiền Giang với công suất giảm. Kể từ khi áp dụng giờ giới nghiêm đêm, năng suất tại hai nhà máy này giảm tới 50%. Công ty đang nỗ lực duy trì vận hành bât chấp hàng loạt thách thức, như tình trạng phong tỏa các vùng nguyên liệu thô và thiếu công nhân thu hoạch trái cây”. Nếu tình hình tiếp diễn, ông Tùng cho biết sản lượng trái cây của Vina T&T sẽ giảm một nửa trong thời gian tới. “Chúng tôi đang nóng lòng giao hàng cho các khách hàng nước ngoài tại Mỹ, Úc và Canada. Hàng tháng chúng tôi xuất khẩu 100 container nhưng giảm xuống chỉ còn 60 – 70 container trong tháng qua. Chúng tôi dự báo xuất khẩu trái cây của công ty sẽ giảm 30% trong nửa đầu năm 2021”.

Đồng thời, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết chỉ khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh miền Nam có thể duy trì mô hình sản xuất tại chỗ, trong khi 70% còn lại phải đóng cửa. Tại các doanh nghiệp còn duy trì hoạt động, công suất sản xuất thủy sản cũng giảm tới 40 – 50% do lực lượng lao động bị giảm”.

Theo báo cáo mới nhất của Oxford Economics, ngành nông nghiệp – thực phẩm Việt Nam đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP Việt Nam năm 2019 – tương đương 26% tổng GPD – sử dụng một nửa tổng lực lượng lao động trên cả nước với 27,5 triệu việc làm. Ngành cũng đóng góp tổng cộng 13,2 tỷ USD doanh thu thuế. Nhưng COVID-19 đã tạo ra nhứng điều kiện cực kỳ khó khăn cho ngành nông sản – thực phẩm năm 2020, gây ra suy giảm 4% và mất 90.000 việc làm. “Thách thức chính cho ngành nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam là tình trạng gián đoạn phổ biến trên toàn chuỗi cung ứng thực phẩm”, theo Siang Hee Tan, giám đốc điều hành CropLife Asia. “Tất cả đều lại khi báo cáo gần đây cho thấy dự báo xuất khẩu rau quả giảm tứi 30% trong nửa cuối năm 2021. Đó là phản chiếu của tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch tiếp tục tác động xuyên suốt chuỗi giá trị thực phẩm”.

Tuy vậy, quỹ đạo chung về dài hạn của ngành nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam vẫn rất mạnh. Hiêp hội Gia cầm Việt Nam nhấn mạnh rằng ngành chăn nuôi đã duy trì tăng trưởng hàng năm khoảng 5 – 6% trong thập kỷ qua trong khi ngành TACN đạt tăng trưởng tới 13 – 15%/năm. Hiện Việt Nam đứng đầu khu vực về sản xuất TACN. “Xét tới những cam kết của chính phủ, sự bền bỉ của nông dân và tăng áp dụng công nghệ, sản xuất nông nghiệp sẽ sớm vượt qua sóng gió và sớm phục hồi trở lại”, ông Tân nhận định.

Ông Whitehead từ Mavin cho rằng: “Ngành thực phẩm, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đang không ngừng phát triển các giải pháp thông minh hơn và hiệu quả hơn về chi phí cho những khó khăn về hậu cần và nguồn cung, và sẽ có vị thế vững chắc hơn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt khi nửa cuối năm 2021 bắt đầu. Mavin liên tục tìm kiếm các giải pháp đổi mới để cải thiện năng suất và giảm chi phí sản xuất, đưa ra các sản phẩm chất lượng cao tới người dân Việt Nam ở mức giá tốt nhất”.

Gần đây, Bộ NNPTNT đề xuất Thủ tướng triển hai các biện pháp giảm nhẹ tác động đại dịch cho các công ty trong ngành. Bộ đã đề xuát giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hoãn chi trả thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng, TACN, chế biến, giết mổ và trồng trọt. Các biện pháp giảm nhẹ tác động khác là miễn / giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cho sản xuất TACN và các sản phẩm sinh học để xử lý môi trường, cũng như trang thiết bị chăn nuôi để giảm chi phí sản xuất.

Bộ cũng kiến nghị Thủ tưogns hỗ trợ 50% chi phí cho các doanh nghiệp, HTX, trang trại chăn nuôi và các lò giết mổ đang hoạt động theo mô hình tại chỗ. Đồng thời, chính phủ nên hỗ trợ chi phí nguyên liệu chăn nuôi ở mức 20% cho doanh nghiệp và HTX, 30% cho nông dân. Giai đoạn hỗ trợ diễn ra từ tháng 9 tới hết năm 2021.

Theo VIR

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc