Thịt

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 25/6

0

Trại nuôi tôm hữu cơ của Minh Phú tôn trọng môi trường

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận CTCP Thủy sản Minh Phú sở hữu diện tích nuôi tôm hữu cơ lớn nhất tại việt Nam vơi shơn 9.700ha tại các vùng rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau. “Sản xuất tôm hữu cơ mà mô hình tôn trọng các điều kiện tự nhiên, giảm tác động tới môi trường. Mô hình này cũng thúc đẩy giá trị tôm Việt Nam”, theo tổng giám đốc Lê Văn Quang cho biết. Minh Phú là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam với lượng xuất khẩu 55.000 tấn trong năm 2020.

CP Việt Nam hạ giá lợn sống do dư cung

Giá lợn sống của CP Việt Nam hiện ở mức 2,8 USD/kg, giảm 0,17 USD/kg so với 2 tuần trước. Quy mô chăn nuôi lợn của côn gty đã tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020, theo đại diện của công ty cho hay. CP Việt Nam có sản lượng 18.000 – 19.000 lợn/ngày, chiếm khoảng 20% tổng nguồn cung lợn sống tại Việt Nam.

Đại dịch, giá TACN buộc nông dân Việt Nam phải ngừng sản xuất

Nhu cầu thấp do COVID-19, giá TACN cao buộc khoảng 50% trang trại chăn nuôi lớn của Việt Nam tạm ngừng sản xuất. Theo Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VIPA), nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ đang dễ tổn thương hơi dưới áp lực kép này. Có tới 75% số hộ chăn nuôi đã phải ngừng sản xuất và nếu tình hình này kéo dài, rủi ro thiếu nguồn cung các sản phẩm gia cầm trong quý 4/2021.

Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn của Thái Lan vẫn ở mức cao

Chi phí chăn nuôi lợn trung bình đạt 2,42 USD/kg trong quý 2/2021. Theo Văn phòng Kinh tế Nông nghiệp (OAE), nguyên nhân là do nguyên liệu TACN tăng giá và chi phí điện nước cũng tăng. Giá bột đậu tương tăng lên 0,6 – 0,61 USD/kg, trong khi giá ngô tăng lên 0,29 – 0,3 USD/kg. Đồng thời, Hiệp hội những người chăn nuôi lợn Thái Lan cho biết nhu cầu thịt lợn cải thiện khi chính phủ nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19. Trong các khu dịch bệnh nghiêm trọng bao gồm Bangkok, các nhà hàng hiện đã cho phép ngồi dùng bữa tại chỗ tới 11h tối.

Nông dân Việt Nam do dự báo cáo tình hình tái đàn chăn nuôi

Từ khi đại dịch tả lợn quay trở lại, chính phủ đã yêu cầu nông dân thông báo thời điểm tái đàn để kiểm soát sản xuất và ngăn chặn dịch tái phát. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% nông dân tuân thủ do các hạn chế về tài chính. “chúng tôi cưha bao giờ phải đăng ký sản xuất chăn nuôi hoặc đáp ứng các điều keiẹn cụ thể để bắt đầu sản xuất”, theo ông Trần Bá Tuyến, một nông dân chăn nuôi lợn tại tỉnh Bình Dương cho hay. Tuy nhiên, ông Tuyến cho rằng nông dân sẽ dần hiểu được lợi ích của việc đăng ký và sẽ băt đầu đăng ký.

Mavin nhận phê duyệt trung tâm sản xuất chăn nuôi

Tập đoàn Mavin tại Việt Nam đã nhận phê duyệt đầu tư vào một dự án sản xuất chăn nuôi lợn và gia cầm tại tỉnh Kon Tum, thuộc vùng Tây Nguyên. Dự án tọa lạc trên diện tích hơn 590ha bao gồm 1 nhà máy TACN và các trang trại chăn nuôi lợn giống cùng với các trang trại chăn nuôi gà, vịt và lợn thương phẩm. Mavin sẽ đầu tư 28 triệu USD vào dự án này. Trong tháng 4/2021, tập đoàn cũng đề xuất một dự án chăn nuôi lợn, gà và vịt giống trị giá 25 triệu USD tại tỉnh Sơn La.

Giá TACN cao và COVID-19 thách thức ngành chăn nuôi

Nhu cầu thấp do COVID-19 và giá TACN cao đang đẩy ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam vào tình thế chịu áp lực rất lớn. Để hỗ trợ nông dân vượt qua cuộc khủng hoảng này, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam (VIPA) đã kêu gọi chính phủ nới lỏng các quy định kiểm dịch vận chuyển đối với các đầu vào sản xuất và các sản phẩm gia cầm. VIPA cũng kêu gọi chính phủ tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm giá TACN và hỗ trợ nông dân. Theo VIPA, hơn 50% trang trại chăn nuôi gia cầm nhừng hoạt động do cuộc khủng hoảng hiện nay.

Việt Nam tăng nhập khẩu ngô bất chấp giá cao

Trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 4,3 triệut ấn ngô, tăng hơn 33% khi giá tăng đã tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2020, theo Tổng cục Hải quan. 3 nguồn xuất khẩu ngô lớn nhất sang Việt Nam là Argentina, Brazil và Ấn Độ. Do nguồn cung giảm, giá TACN tại Việt Nam đã tăng liên tục trong suốt 6 tháng qua, khiến nhiều nông dân và các nhà sản xuất TACN quy mô nhỏ phải ngừng hoạt động. Tình hình dự kiến kéo dài cho tới hết năm 2021.

Theo Asian Agribiz

Admin

Ngành thiếu đơn hàng, ngành không thể nhận đơn hàng mới

Bài trước

Ngành cá tra ĐBSCL thiệt hại nặng nề do giãn cách xã hội

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt