TACN và nguyên liệu

Cuộc chiến TACN: Người tiêu dùng châu Phi lo lắng khi châu Á sôi sục vì nguồn cung gạo

0

Các nguồn cung thực phẩm cơ bản toàn cầu suy yếu và gián đoạn vận chuyển do virus corona gây ra đang làm tăng mạnh giá gạo – loại thực phẩm thiết yếu quan trọng nhất của hàng tỷ người trên thế giới. Giá thực phẩm tăng là một xu hướng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào nguồn thực phẩm nhập khẩu phải lo lắng, đồng thời giá gạo là vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị tại nheièu khu vực châu Á và châu Phi. Giá gạo tăng vọt đã từng dẫn đến bạo loạn tại một số nước trong cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu năm 2008.

Giá gạo tham chiếu tăng vọt 20 – 45% tại một số nước sản xuất gạo chính tại châu Á trong năm 2020, trong khi nhu cầu gạo chất lượng thấp hơn làm nguồn nguyên liệu thay thế sản xuất TACN và chi phí vận chuyển tăng cao càng khiến các nước nghèo, phụ thuộc vào nhập khẩu đối mặt rủi ro thiếu nguồn cung. “Hiện vấn đề nguồn cung chưa nghiêm trọng tại châu Phi nhưng nếu luồng xuất khẩu từ châu Á suy yếu thì vấn đề sẽ trở nên rõ rệt từ tháng 6 – 10, là giai đoạn sản xuất thấp điểm tại miền Bắc và miền Tây châu Phi”, theo nhà kinh tế học ngành gạo Shirley Mustafa tại FAO Rome cho hay. “Các nút thắt cổ chai về logistic có thể dẫn tới nguồn cung thực phẩm bị ùn ứ và gây ra lạm phát thực phẩm, càng khiến khó khăn kinh tế chồng chất bởi COVID019”.

Châu Phi cận Sahara là khách hàng lớn trên thị trường gạo, phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng 40% tiêu dùng gạo trong khu vực này, trong khi tại nhiều khu vực của Nam Á và Đông Nam Á – vốn vừa là khu vực sản xuất và xuất khẩu lớn – gạo cũng được tiêu dùng hàng ngày ở phần lớn các bữa ăn.

Hiệu ứng lan tỏa từ thị trường ngô

Giá gạo tăng do các biện pháp kiểm soát đại dịch virus corona làm méo mó các luồng nguồn cung thực phẩm trong năm 2020, làm tăng áp lực về an ninh lương thực.

Đồng thời, nhu cầu mạnh của Trung Quốc đẩy giá ngũ cốc thế giới lên mức cao nhất trong 6 năm, theo FAO. Tiêu dùng ngũ cốc của Trung Quốc rất mạnh trong năm 2020, không chỉ làm tiêu tán nguồn dự trữ từng rất lớn của nước này, mà còn đẩy nhập khẩu ngũ cốc lên mức cao kỷ lục, đồng thời đẩy giá ngô, hạt kê và lúa mạch – phần lớn sử dụng làm TACN – tăng trên thị trường thế giới. Giá ngô tăng tới 25% và với vị thế là ngũ cốc làm nguyên liệu TACN chính, hiệu ứng của thị trường ngô lan sang thị trường gạo làm thực phẩm do một số nhà chăn nuôi chuyển sang sử dụng gạo giá rẻ làm nguyên liệu TACN, như gạo 100% tấm – phụ phẩm trong quá trình chế biến gạo.

Giá gạo 100% tấm tăng vọt lên mức 280 USD/tấn (FOB) tại một số cảng Ấn Độ, từ mức 260 USD/tấn vào tháng 12 và có thể tiếp tục tăng. “Thông thường, các nước châu Phi mua gạo 100% tấm vì giá rẻ”, theo giám đốc điều hành Himanshu Agarwal của Satyam Balajee, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Ấn Độ. “Nhưng sau đó các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu mua gạo 100% tấm và trả giá cao hơn những người mua từ châu Phi”. Trung Quốc – nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới – nhập khẩu gạo từ Ấn Độ lần đầu tiên trong ít nhất 3 thập kỷ vào tháng trước. “Trung Quốc mua gạo 100% tấm để làm mì cũng như sản xuất TACN”, theo một nhà giao dịch tại Mumbai.

Thị trường gạo thế giới cũng chao đảo bởi hạn hán tại Đông Nam Á, khiến xuất khẩu gạo từ các nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 và 3 thế giới là Thái Lan và Việt Nam giảm tới hơn 25% trong 11 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Giá gạo 5% tấm từ Thái Lan và Việt Nam tăng lần lượt 19% và 45% trong cùng kỳ so sánh, trong khi giá lúa tại Trung Quốc đại lục tăng khoảng 25%, theo Refinitiv Eikon.

Thiếu container

Một số nguồnc cung gạo cao cấp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng container, vốn thường để chuyên chở gạo đóng gói và các loại thực phẩm khác. Thời gian xả hàng từ container lâu hơn tại nhiều nước do các lệnh kiểm soát virus corona, trong khi nhu cầu ở mức cao do bùng nổ thương mại điện tử và vận chuyển các thiết bị bảo vệ cá nhân trong thời dịch. Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng container tăng vọt, và thời gian trễ kéo dài. “Ví dụ từ Pakistan, trước đây chi phí vận chuyển là 850 – 900 USD/container. Hiện chúng tôi phải trả 1.650 – 2.100 USD/container”, theo Mital Shah, giám đốc điều hành của Sunrice Kenya, một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất khu vực Đông Phi.

Kenya tiêu thụ khoảng 700.000 tấn gạo hàng năm, trong đó khoảng 600.000 tấn gạo từ nguồn nhập khẩu, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ. Chi phí vận chuyển từ Ấn Độ sang châu Phi đã tăng 3 lần, từ 50 USD/tấn lên 150 USD/tấn trong tháng 11. “Chi phí này là rất cao cho loại hàng hóa có giá chưa đến 300 USD/tấn”, theo một thương nhân ngành gạo, ám chỉ gạo tấm Ấn Độ,

Các nhà nhập khẩu châu Phi đang đoàn kết để mua hàng hóa lô lớn, theo các nhà giao dịch và phân tích cho biết, nhưng xét tới luồng xuất khẩu giảm từ Đông Nam Á, tình hình thiếu hụt container đang đẩy giá gạo tại các thị trường lớn của châu Phi tăng và giảm nguồn cung gạo. “Thêm 1 – 2 tháng nữa, chúng ta sẽ ghi nhận mức suy giảm rõ rệt nguồn cung gạo tại đây”, theo Sunrice Kenya. “Chúng ta có thể thiếu khoảng 50.000 – 60.000 tấn”.

Theo Reuters

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc