0

Người tiêu dùng Trung Quốc lo sợ thủy sản nhập khẩu do các tin tức liên quan đến virus corona đang mang đến cho thủy sản nội địa một cơ hội lớn – xu hướng được cho là sẽ kéo dài sang năm 2021.

Nhà sáng lập kiêm CEO Fan Xubing của công ty marketing cho nông sản – thực phẩm có trụ sở tại Bắc Kinh Seabridge Marketing đã thảo luận xu hướng này trong một hội thảo trực tuyến do FAO tổ chức gần đây, “Tác động của COVID-19 lên khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Đông Á”. Từ giữa năm 2020, Trung Quốc liên tục thông báo phát hiện dấu vết virus corona trên bao bì thực phẩm từ nhiều xuất xứ khác nhau, làm dấy lên những cảnh báo từ cả chính quyền trung ương và địa phương nước này, dẫn tới động thái tăng cường các biện pháp kiểm soát vệ sinh đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu”, ông Xubing cho biết. “Tất nhiên các động thái này đã tác động nghiêm trọng lên quan điểm của người tiêu dùng và thực phẩm nhập khẩu – đặc biệt là thủy sản và thịt lợn”, ông cho biết thêm. “Hệ quả là người tiêu dùng quyết định tăng tiêu dùng các sản phẩm nội địa và nguồn gốc địa phương, tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường mới cho các nhà sản xuất nội địa, chủ yếu thông qua các kênh thương mại điện tử và các nhà bán lẻ”.

Theo dữ liệu ông Xubing có trong bài trình bày, doanh số thủy sản nội địa trên kênh trực tuyến đã tăng tới 230% trong lễ hội mua sắm 11/11 tại Trung Quốc, do cac nền tảng thương mại điện tử hàng đầu của nước này như JD.com tổ chức. “Đây là một con số có tính đại diện rất lớn bởi thông thường trong dịp này, doanh số thủy sản nhập khẩu thường tốt hơn nhiều so với thủy sản nội địa. Thủy sản nằm trong danh sách sản phẩm được ưa chuộng nhất trong dịp này với doanh số tôm nuôi nội địa tăng tới 220 lần và số lượng người mua thủy sản cũng tăng từ 5 – 10 lần tùy khu vực”.

Do đó, tiêu dùng thủy sản nhập khẩu tại Trung Quốc thực sự chịu tác động rõ rệt bởi hành vi tiêu dùng mới này. “Xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian còn lại của năm 2020 và có thể tác động tới các diễn biến tiêu dùng trong năm 2021”, ông cho biết thêm. “Diễn biến này sẽ đẩy giá thủy sản nội địa tăng và giảm bớt áp lực hiện nay đối với kiểm soát đại dịch cũng như giảm chi phí xét nghiệm, vệ sinh và giám sát. Trung Quốc sẽ tập trung vào thiết lập các quy định và vận hành giám sát thông minh hơn để xử lý khối lượng hàng hóa nhập khẩu lớn”.

Hồi giữa tháng 6, Trung Quốc phát hiện dấu vết của virus corona trên thớt sơ chế cá hồi tại Xinfadi, chợ bán buôn tại Bắc Kinh. Một cụm các ca nhiễm COVID-19 tại chợ này được cho là ổ dịch COVID-19 lớn nhất tại thủ đô của nước này kể từ khi bắt đầu bùng nổ đại dịch. Hồi đầu tháng 7, các nhà chức trách hải quan Trung Quốc đã tạm ngừng cấp phép xuất khẩu của ba công ty tôm Ecuador - Empacreci, Empacadora Del Pacifico Sociedad Anonima và Industrial Pesquera Santa Priscila – sau khi phát hiện virus corona ở bao bì ngoài của tôm nhập khẩu. Các lệnh hạn chế này đã được dỡ bỏ lần lượt vào ngày 10/8, 12/8 và 17/8. Ngày 11/8, Trung Quốc báo cáo ba kết quả dương tính virus corona từ các mẫu lấy từ bao bì ngoài của thủy sản nhập khẩu tại Yantai, tỉnh Sơn Đông, nhưng không cho biết loại thủy sản cũng như xuất xứ lô hàng. Hai ngày sau đó, vào ngày 13/8, các dấu vết virus corona được phát hiện ở bao bì ngoài của tôm tại chợ bán buôn của thành phố Fangxin, trong kết quả lấy mẫu và xét nghiệm hàng tuần. Mẫu tôm này lấy từ công ty có số đăng ký nhập khẩu 7057, theo tìm hiểu là công ty Cultivo y Exportacion Acuicola Ceaexport.

Ngày 18/9, một nhà cung cấp cá hố Indonesua có giấy phép xuất khẩu sang Trung Quốc đã bị tạm ngừng giao dịch sau khi các nhà chức trách Trung Quốc thông báo kết quả dương tính với virus corona trên bao bì ngoài sản phẩm. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết hoạt động nhập khẩu từ Putri Indah sẽ bị tạm ngừng 1 tuần và sau đó, công ty này đã nối lại xuất khẩu 1 tuần.

1 tháng sau đó, vào gnày 17/10, Trung Quốc phát hiện thấy dấu vết virus corona còn hoạt động trên bao bì cá đông lạnh tại thành phố cảng Thanh Đảo, lần đầu tiên dấu vết virus corona còn khả năng lây nhiễm được phát hiện trên bao bì thực phẩm đông lạnh, theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho hay.

Reuters đưa tin lô cá đông lạnh này là cá tuyết nhưng CDC không xác nhận xuất xứ lô hàng. Tuy nhiên, Nga là nước cung cấp cá Pollock bỏ đầu, bỏ nội tạng (H&G) chính cho ngành chế biến thủy sản tại Thanh Đảo, các nhà khai thác thủy sản Mỹ cũng cung cấp cá pollock H&G cho Trung Quốc. Cuối cùng, ngày 13/11, Trung Quốc một lần nữa phát hiện dấu vết virus corona trên bao bì thủy sản, lần này là tại một kho lạnh ở Lan Châu, trên bao bì tôm đông lạnh. Xuất xứ của lô hàng không được công bố.

Theo Undercurrent News

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản