0

Theo chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê chuyệt, tất cả thịt phải được cung cấp từ các lò giết mổ tập trung vào năm 2045. Hơn 70% sản lượng thịt phải được chế biến và 30% chế biến sâu.

Ngành chăn nuôi kỳ vọng sẽ trở thành một ngành kinh tế hiện đại hóa ở mọi khâu, từ sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối. Việt Nam đặt mục tiêu lọt vào top nước dẫn đầu Đông Nam Á về công suất ngành chăn nuôi. Thu hút đầu tư vào ngành chế biến thịt là cần thiết để cải thiện chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu và xúc tiến tiêu dùng lẫn xuất khẩu cho ngành chăn nuôi trong nước.

Hồi đầu tháng 10, CTCP Masan MEATLife, một thành viên của tập đoàn Masan, đã triển khai dự án nhà máy chế biến thịt có vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng (77,5 triệu USD) tại KCN Tân Đức, tỉnh Long An. Nhà máy này có công suất chế biến 1,4 triệu sản phẩm chăn nuôi hàng năm. Trong giai đoạn đầu, nhà máy có thể chế biến 140.000 tấn thịt lợn mát hàng năm và 15.000 tấn các sản phẩm thịt chế biến như thịt kho, nem cuốn thịt và ruốc. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng công suất lên 25.000 tấn/năm và 14.000 tấn phụ phẩm thịt lợn như bột tiết, huyết tương, collagen và bột thịt, bột xương.

2 năm trước, Masan đã mở nhà máy chế biến thịt tại KCN Đồng Văn, tỉnh Hà Nam, với công suất chế biến 150 – 300 con lợn/ngày. Cả hai nha fmáy đều vận hành theo Tiêu chuẩn toàn cầu bán lẻ tại Anh về an toàn thực phẩm (BRCGS). Đây là một tín hiệu rất khả quan cho ngành chế biến thịt của Việt Nam vốn còn nhiều hạn chế về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và công suất xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng chế biến sẽ giúp tăng mạnh giá trị của ngành chăn nuôi, đặc biệt là thị trường thịt lợn trị giá 10 tỷ USD. Masan MEATLife kỳ vọng rằng các sản phẩm thịt có thương hiệu sẽ đóng góp khoảng 50 – 70% doanh thu khi người tiêu dùng chuyển dịch sang các sản phẩm thịt an toàn với truy xuất nguồn gốc minh bạch, vệ sinh và giá cả hợp lý.

Theo ông Võ Trọng Thanh từ Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT, trọng tâm trong thời gian tới sẽ là giết mổ và chế biến thịt để đảm bảo 25 – 30% sản lượng thịt được chế biến đến năm 2025 và 40 – 50% đến năm 2030. Các khoản đầu tư của một số công ty vào ngành chế biến thịt ở mức vừa và cần phải thúc đẩy tăng thêm.

Theo VNS

Admin

Quy mô chăn nuôi lợn của Trung Quốc tăng trở lại nhưng nguồn cung thịt lợn sẽ cần thời gian để phục hồi

Bài trước

Nhiều cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam trong thập kỷ tới

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt