Cà phê/Ca cao

Thế tiến thoái lưỡng nan cho các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam trong cạnh tranh

0

Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu đang diễn ra khiến ngành xuất khẩu cà phê luôn chực chờ tình cảnh giá giảm.

Sản lượng và tồn kho cuối kỳ cà phê thế giới

Theo Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường (DAPP) thuộc Bộ NNPTNT, xuất khẩu cà phê tháng 7/2020 ghi nhận giảm cả về giá (0,1%) và lượng (0,6%) so với cùng kỳ năm 2019. Từ cuối tháng 4, giá xuất khẩu liên tục giảm, gây thiệt hại lớn cho xuất khẩu cà phê Việt Nam, đặc biệt giữa bối cảnh đại dịch bước vào làn sóng mới. Ví dụ, tính tới cuối tuần trước, giá cà phê ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm 2019 tới 24,6% tại Mỹ và 13,7% tại Trung Quốc. Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam ở mức 1.690 USD/tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Sản lượng cà phê Việt Nam

Theo DAPP, trong tháng 7/2020, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 213 triệu USD, lượng đạt 120.000 tấn và đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê 7 tháng đầu năm 2020 lên 1,06 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD – giảm 0,1% về lượng và 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giữa bối cảnh COVID-19 quay trở lại Việt Nam, nhiều dự báo cho rằng xuất khẩu cà phê sẽ không đạt mục tiêu 3 tỷ USD trong năm 2020 do giảm giá cà phê xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam, giá xuất khẩu cà phê trung bình niên vụ 2019 – 20 giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm, chỉ đạt 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta và 88 cents/lb đối với cà phê Arabica. Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy trong năm 2019, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1,61 triệu tấn, trị giá 2,78 tỷ USD, giảm 13,9% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2018. Trong 7 tháng đầu năm 2020, theo DAPP, xu hướng giá cà phê giảm phản ánh suy giảm tiêu dùng cà phê toàn cầu gây ra bởi đại dịch và các nguồn cung cà phê vụ mới từ Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế igới. Ngoài ra, giá cà phê cũng chịu tác động của sự giảm giá đồng real Brzil, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu cà phê Brazil trên thị trường thế giới, và gây áp lực lên giá cà phê của các nước khác, bao gồm Việt Nam.

Các nhà quan sát cho rằng xuất khẩu cà phê của Việt Nam niên vụ 2019/20 giảm xuống còn 26,3 triệu bao loại 60kg, thấp hơn so với lượng xuất khẩu dự báo trước đây, do chênh giá cà phê Việt Nam trên thị trường tương lai, thúc đẩy các nhà nhập khẩu chuyển sang mùa cà phê từ Brazil và Indonesia. Ngoài ra, giá cà phê trên thị trường nội địa tăng 600 đồng/kg hồi cuối năm 2018 gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu trong thu mua nguyên liệu cho xuất khẩu.

Các hoạt động xuất nhập khẩu đình đốn khắp nơi do đại dịch buộc nhiều cảng phải đóng cả nên giá cà phê không thể phục hồi trong 7 tháng đầu năm 2020. Ngoài ra, COVID-19 buộc các nước nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam là EU và Mỹ phải giảm mạnh nhập khẩu cà phê Việt Nam do sức mua quá yếu trước các lệnh giãn cách xã hội khiến hàng loạt các quán cà phê, giao dịch cà phê và doanh nghiệp cà phê đình đốn hoạt động.

Trong khi đó, tồn kho neo ở mức cao tại các kho ngoại quan và kho của các thương nhân, các nhà xuất khẩu lẫn nông dân. Giá cà phê thấp nên nông dân không mặn mà với việc bán cà phê, càng khiến các thương nhân và các nhà xuất khẩu khó đảm bảo nguồn cung.

Các chuyên gia cho rằng mức giá xuất khẩu trung bình hiện nay đang dao động trong khoảng 1.356 USD/tấn cho các hợp đồng giao tháng 1/2021. Nếu giá cổ phiếu – đặc biệt trên thị trường Mỹ - giảm, các nhà đầu cơ sẽ chuyển dịch sang hàng hóa, đáng chú ý nhất là cà phê bởi cà phê là một trong những mặt hàng giao dịch chính, cùng với vàng và dầu thô. Với túi tiền rủng rỉnh, các nhà đầu cơ có thể sẽ lựa chọn các hàng hóa có tính thanh khoản tốt và cà phê chính là một hàng hóa như vậy.

Theo VIR

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao