Rau quả

ĐBSCL mở rộng sản xuất trái cây, thủy sản để ứng phó với biến đổi khí hậu

0

ĐBSCL có kế hoạch mở rộng thêm 450.000ha cho sản xuất trái cây và thủy sản từ nay đến 2030 theo nỗ lực của Bộ NNPTNT trong chuyển đổi mô hình nông nghiệp theo hướng thực hành nông nghiệp bền vững hơn.

Khu vực này lên kế hoạch giảm diện tích trồng lúa và mở rộng diện tích sản xuất trái cây và thủy sản nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong 7 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo ước đạt 1,9 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo sẽ được giảm bớt để ứng phó với biến đổi khí hậu và mục tiêu nông nghiệp bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Theo kế hoạch này, đến năm 2030, ĐBSCL sẽ có khoảng 1,6 triệu ha trồng lúa, giảm 300.000ha. Sản lượng lúa sẽ đạt 17,3 triệu tấn, giảm 6,3 triệu tấn. CÁc khu vực trồng lúa không hiệu quả do xâm mặn sẽ chuyển sang trồng cây ăn quả.

Đến năm 2030, ĐBSCL dự kiến có khoảng 650.000 ha diện tích trồng cây ăn quả, tăng 150.000ha. Tổng diện tích sản xuất thủy sản tại ĐBSCL sẽ đạt 1,3 triệu ha, tăng 300.000ha so với hiện nay. Mục tiêu là tăng xuất khẩu trái cây và thủy sản, tạo ra các giống trái cây chất lượng cao, năng suất cao, bền bỉ trước biến đổi khí hậu. Chuyển dịch sang các thực hành nông nghiệp bền vững, các kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và các mô hình nông nghiệp hiệu quả sẽ được xúc tiến để giảm chi phí sản xuất. Đầu tư vào công nghệ chế biến và bảo quản trái cây cũng sẽ cần thiết. Ngoài ra, các khu, cụm công nghiệp chế biến trái cây công nghệ cao sẽ được phát triển cùng với các vùng trồng chuyên canh và dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Các sản phẩm pahri đáp ứng các yêu cầu truy xuất nguồn gốc và các quy định cũng như tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các thị trường nhập khẩu. Để tăng xuất khẩu sang các thị trường mới, ngnàh nông nghiệp sẽ thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại.

Ngành nuoi trồng thủy sản cũng sẽ tăng diện tích kết hợp tôm-lúa, tôm thẻ và cá tra sẽ đảm bảo phát biển bền vững và bảo vệ môit rường. ĐBSCL là vựa lúa gạo lớn nhất cả nước, đã đối mặt với hạn hán nghiêm trọng và xâm mặn trong những năm gần đây. Trong mùa khô năm 2019-2020, xâm mặn nghiêm trọng đã tác động tới 58.000ha đất trồng lúa tại ĐBSCL, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Chuyển đổi sang các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác để ứng phó với biến đổi khí hậu là cần thiết cho sản xuất bền vững trong khu vực ĐBSCL.

Theo VNS

Admin

Hạn hán nặng – ĐBSCL thông báo tình trạng khẩn cấp

Bài trước

Nông dân ĐBSCL tăng thu nhập nhờ nuôi cá mùa lũ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả