0

Nếu bạn đang sống tại một nước giàu có và muốn có một ví dụ về hợp tác quốc tế và thương mại, chẳng có gì rõ ràng hơn chính bữa tối của bạn. Khi các lệnh phong tỏa bắt đầu tại phương Tây 2 tháng trước đây, nhiều người lo rằng bánh mì, bơ và các loại đậu sẽ không đủ nguồn cung, gây ra một làn sóng tích trữ ráo riết. Hiện nay, nhờ sự nỗ lực vận hành của hàng loạt các đội tàu vận chuyển hàng thiết yếu để kệ siêu thị đầy đủ hàng hóa, bạn chỉ nhìn thấy một phần vấn đề.

Điều thần kỳ tư bản này phản ánh không chỉ một kế hoạch đồ sộ mà còn một chuỗi cung ứng toàn cầu trị giá 8.000 tỷ USD để thích nghi với một thực tế mới, với hàng triệu doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định ngay lập tức, từ thay đổi các nhà cung cấp gạo tại châu Á tới tìm chỗ phù hợp trên các tàu chở hàng đông lạnh. Cho tới nay, hệ thống còn nhiều điểm yếu: do thu nhập suy giảm, ngày càng nhiều người lâm vào cảnh đói. Rủi ro lan tràn từ thiếu lao động tới mùa màng thất bát. Và điều trớ trêu là nơi khởi phát dịch bệnh là một chợ thực phẩm tại Vũ Hán. Nhưng mạng lưới thực phẩm từ đó tới nay vẫn tiếp tục trải qua một phép thử khốc liệt. Điều quan trọng là trong và sau đại khủng hoảng, các chính phủ không lún sâu vào một chiến lược sai lầm là tự cung tự cấp.

Các chuỗi cung ứng phía sau một chiếc iPhone, một chiếc xe hơi, là những tuyệt phẩm của sự phối hợp. Nhưng logistics thế kỉ 21 cho hệ thống thực phẩm toàn cầu chưa bao giờ được ngợi ca. Từ động ruộng tới bàn ăn, hệ thống này chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu và tạo sinh kế cho khoảng 1,5 tỷ người. Chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu tăng gần gấp 3 lần kể từ năm 1970, trong khi dân số thế giới tăng gấp đôi lên 7,7 tỷ người. Đồng thời, số người thiếu ăn giảm từ 36% dân số xuống còn 11% và giá 1 giạ ngô hay 1 miếng thịt bò rẻ hơn so với 50 năm trước xét về giá trị thực. Xuất khẩu thực phẩm tăng gấp 6 lần trong 30 năm qua, 80% tiêu dùng nguồn calories được sản xuất tại tại một nước khác.

Thực tế này diễn ra bất chấp chính phủ nào, thay vì khởi sinh từ chính họ. Mặc dù vai trò của các chính phủ trong vấn đề này bị bác bỏ, họ vẫn thi thoảng áp đặt giá và kiểm soát phân phối. Thuế nông sản của EU cao gấp 4 lần so với thuế nhập khẩu hàng hóa phi nông sản. Hàng chục các nhà xuất khẩu lớn, bao gồm tại Mỹ, Ấn Độ, Nga và Việt Nam chi phối thương mại các nông sản thiếtyếu như lúa mì và lúa gạo. Một số ít các tập đoàn thương mại như Cargill từ Minnesota và COFCO từ Bắc Kinh, vận chuyển thực phẩm trên khắp thế giới.

Tập trung hóa và sự can thiệp từ phía chính phủ, cùng với sự thất thường của thời tiết và các thị trường hàng hóa, nghĩa là hệ thống có thể hoạt động tốt hoặc tắt lịm, với những hậu quả thảm khốc. Các đợt thu hoạch tồi tệ năm 2007 – 2008 và chi phí năng lượng tăng đẩy giá thực phẩm tăng vọt, dẫn tới các chính phủ hoảng loạn trước khả năng thiếu thực phẩm và giá tiếp tục tăng, kế tiếp đó là làn sóng bất mãn và bạo loạn tại các nước đang phát triển. Đó là cuộc khủng hoảng thực phẩm tồi tệ nhất kể từ thập niên 1970s, khi giá phân bón cao và thời tiết xấu tại Mỹ, Canada và Nga khiến nguồn cung thực phẩm suy giảm.

Bất chấp tính nghiêm trọng của cú shock hiện nay, mỗi tầng lớp của hệ thống đã dần thích ứng. Nguồn cung ngũ cốc được duy trì ổn định nhờ các đợt thu hoạch liên tục và tồn kho ở mức rất cao. Các hãng vận chuyển và cảng tiếp tục vận chuyển thực phẩm quy mô lớn. Sự chuyển dịch từ thói quen ăn hàng sang ăn tại nhà gây ra tác động cực mạnh cho các công ty: Doanh thu của McDonald giảm khoảng 70% tại châu Âu. Các nhà bán lẻ lớn giảm mức độ đa dạng hàng hóa và thắt chặt phân phối. Công suất thương mại điện tử thực phẩm của Amazon tăng 60%; Walmart thuê thêm 150.000 lao động. Điều quan trọng là phần lớn các chính phủ đều học được bài học năm 2007 – 2008 và tránh bảo hộ. Về khía cạnh calories, chỉ 5% xuất khẩu thực phẩm đôi mặt với các chính sách hạn chế, so với tỷ lệ 19% và từ đầu năm tới nay, giá thực phẩm bắt đầu giảm.

Nhưng phép thử này vẫn chưa qua. Do thực phẩm được toàn cầu hóa nên những nút thắt cổ chai lớn cũng được tạo ra. Các đợt bùng phát COVID-19 tại một số lò giết mổ ở Mỹ làm giảm nguồn cung thịt lợn tới 25% - và làm tăng số lượng giấy phép săn gà tây tại Indiana thêm 28%. Mỹ và châu Âu cần hơn 1 triệu lao động nhập cư từ Mexico, Bắc Phi và Đông Âu để thu hoạch nông sản. Khi nền kinh tế co lại và thu nhập giảm, số lượng người đối mặt với tình trạng thiếu ăn có thể tăng từ 1,7% lên 3,4%, theo nhận định của UN, bao gồm tại một số nước giàu. Tình trạng này phản ánh vấn đề thiếu tiền, không phải thiếu thực phẩm, nhưng khi người dân lâm vào cảnh đói, chính phủ sẽ có các biện pháp đặc biệt. Rủi ro chưa từng có tiền lệ làm tăng nghèo đói hoặc cản trở sản xuất sẽ đẩy những chính trị gia hoảng loạn tăng tích trữ thực phẩm và hạn chế xuất khẩu. Như năm 2007 – 2008, các phản ứng ăn miếng trả miếng chỉ làm tình hình thêm tồi tệ.

Các chính phủ cần phải kìm chế nỗi sợ và giữ cho hệ thống thực phẩm toàn cầu mở cửa hoạt động. Điều quan trọng là cho phép thương mại nông sản quốc tế duy trì hoạt động, cấp visa và các giấy khám sức khỏe cho lao động nhập cư và giúp người nghèo bằng cách hỗ trợ tiền mặt, không phải bằng tích trữ thực phẩm. Đồng thời, cần bảo vệ các nhà sản xuất nhỏ tránh khỏi tình trạng tập trung độc quyền, khi các doanh nghiệp nhỏ yếu đi hoặc phá sản hoặc bị các doanh nghiệp lớn hơn mua lại. Hệ thống cần tăng cường minh bạch, khả năng truy xuất và tính tin cậy với, ví dụ như, chứng nhận và các tiêu chuẩn chất lượng – để dịch bệnh ít có khả năng lây lan từ động vật sang người.

Để hiểu thực phẩm theo nghĩa vấn đề an ninh quốc gia cần sự sáng suốt nhưng bẻ lái theo cách hiểu rằng tự cung tự cấp và can thiệp vô nguyên tắc thì không. Trước năm 2020, thực phẩm đã là một phần của một cuộc chiến tranh thương mại. Mỹ tìm cách xuất khẩu đậu tương và áp đặt thuế lên phô mai. Tổng thống Donald Trump coi những lò mổ tại Mỹ là một trong những cơ sở hạ tầng tối quan trọng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi châu Âu xây dựng “tính tự cường chiến lược” về nông nghiệp. Tự cung tự cấp thực phẩm là ảo tưởng. Phụ thuộc lẫn nhau và đa dạng giúp tình hình an toàn hơn nhiều.

Thiết lập một công thức mới

Việc đảm bảo hệ thống cung ứng thực phẩm vẫn còn dang dở. Trong 30 năm tới, nguồn cung cần tăng khoảng 50% để đáp ứng nhu cầu của dân số toàn cầu ngày càng đông và giàu có, ngay cả khi phát thải carbon cần giảm ít nhất một nửa. Thực tế này cần tất cả sự nhạy bén mà các thị trường có thể gây dựng và một lượng vốn tư nhân khổng lồ. Tối nay, khi bạn cầm đũa hoặc dao dĩa lên ăn, hãy nhớ tới cả những người đang đói và hệ toóng toàn cầu cần cung cấp thực phẩm cho toàn dân. Thực tế này cần phải được tính tới không chỉ trong mà còn sau đại dịch COVID-19.

Theo Economist

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc