Đầu tư

BioMar bắt tay với Việt Úc, tìm cách củng cố vị thế trong ngành tôm toàn cầu

0

BioMar đưa ra tuyên bố củng cố vị thế trong ngành tôm toàn cầu sau khi BioMar và nhà sản xuất tôm giống hàng đầu Việt Nam là tập đoàn Việt Úc ký biên bản ghi nhớ liên quan đến ý định của BioMar trở thành đồng sở hữu và quản lý vận hành nhà máy TACN của Việt Úc. Thỏa thuận này chưa có giá trị pháp lý nghĩa là 2 công ty có thể tập trung vào khám phá thêm các khả năng khác, trong một thỏa thuận ngoại lệ, trước khi xác nhận chính thức.

Các cô ty dnđang tìm cách thiết lập mối quan hệ đối tác phát triển và sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam. Việt Úc là một trong những nhà sản xuất tôm giống lớn nhất thế giới  với mục tiêu xây dựng một tập đoàn thủy sản khép kín, theo BioMar. Tập đoàn Đan Mạch này sẽ mang đến năng lực phát triển TACN, dựa trên các hiểu biết sâu rộng và R&D mở rộng cho liên minh này. “Chúng tôi tin rằng mối quan hệ về lĩnh vực TACN với Việt Úc tại Việt Nam sẽ mang đến mối tương tác quan trọng cho ngành kinh doanh TACN cũng như sản xuất giống và nuôi tôm thành phầm của Việt Úc. Cả hai công ty có trọng tâm chung là tính bền vững, an toàn thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, mà chúng tôi tin sẽ là các động lực mạnh mẽ để thúc đẩy và phát triển cả hai công ty cũng như ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, theo ông Diaz.

BioMar cũng tham gia vào sản xuất thức ăn cho tôm tại Nam và Trung Mỹ - hiện có các nhà máy tại Ecuador và Costa Rica, và Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản của công ty này tại Ecuador chuyên nghiên cứu về tôm. Dịch chuyển tới Đông Nam Á được coi là chiến lược thúc đẩy vị thế của BioMar trong ngành tôm quốc tế.

Sản xuất tôm hậu ấu trùng chất lượng cao và khám phá mối liên hệ giữa gene và phát triển dinh dưỡng đang ngày càng là trọng tâm lớn của BioMar. “Nên làm đối tác với một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này nhằm phát triển các loại thức ăn chất lượng cao, các khái niệm và hợp tác dọc chuỗi giá trị có rất nhiều ý nghĩa trong thúc dẩy sự phát triển tích cực của ngành tôm”.

Mở khóa tiềm năng của ngành tôm Việt Nam

Ngành tôm Việt Nam phải có hành động tức thì để theo kịp các đối thủ cạnh tranh đang tiến nahnh, theo báo cáo công bố tháng 8/2019 của Boston Consulting Group: A Strategic Approach to Sustainable Shrimp Production in Vietnam.

Việt Nam, đứng sau Trung Quốc và Thái Lan, từng là nước sản xuất tôm lớn thứ 3 thế giới, nhưng các nước như Ấn Độ, Indonesia, và Ecuador đã vượt qua Việt Nam về năng suất Việt Nam hiện là nước sản xuất tôm lớn thứ 5 thế giới, với thị phần khoảng 11%, và sản lượng tôm ước tính chỉ tăng khoảng 2% trong năm 2019, theo các tác giả báo cáo.

Việt Nam đã phát triển một mô hình kinh doanh mạnh về xuất khẩu, họ nhận định. Các nước khác, như Ấn Độ, xuất khẩu tôm nguyên liệu sang Việt Nam để chế biến sâu hơn và tái xuất. “Mô hình này đã thành công trong nhiều năm, nhưng khiến việc truy xuất nguồn gốc trở nên khó khăn và tạo ra sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các nước khác”.

Chính phủ Việt Nam gần đây đã phát triển một kế hoạch về mở rộng xuất khẩu tôm và tăng cường hỗ trợ các phương pháp nuôi tôm bền vững. Để đạt các mục tiêu này, các nhà sản xuất tôm cần có những thay đổi lớn về vận hành, theo các tác giả báo cáo. “Các nhà sản xuất tôm Việt Nam có thể tạo ra những thay đổi trong ngắn hạn để cải thiện hệ thống hiện nay và tăng biên lợi nhuận trước thuế và nhưng những thay đổi này có thể chỉ là các biện pháp tình thế”.

Các phương pháp nuôi mới và cải tiến – bao gồm thức ăn chức năng kích thích sinh trưởng và sức khỏe của tôm, cũng như các hệ thống xử lý để cải thiện chất lượng nước đang nổi lên. Các phương pháp này có thể tăng cường hiệu quả nuôi và biên lợi nhuận trước thuế tới khoảng 40% trong tương lai gần và có thể giúp cải thiện an toàn sinh học tại các hộ nuôi lẻ. “Nhưng các thay đổi ngắn hạn này không giải quyết các rủi ro trong mô hình kinh doanh hiện nay của ngành tôm Việt Nam – cũng không giúp ngành này hướng đến tính bền vững. Để mở khóa tiềm năng, thúc đẩy năng suất, tăng khả năng truy xuất nguồn gốc và bảo tồn nguồn lực là các vấn đề cấp bách đối với các nhà sản xuất tôm Việt Nam”, các tác giả báo cáo viết.

Theo Feed Navigator Asia

Admin

Nestlé Thái Lan mở rộng sản xuất thức phẩm cho thú nuôi

Bài trước

Bộ Nông nghiệp đưa 5,9 triệu tấn carbon ra đấu giá

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư