0

Tổng lượng gạo các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam phải giao cho các đối tác theo các hợp đồng đã ký từ nay đến cuối tháng 5 là 1,385 triệu tấn.

Trong văn bản mới nhất gửi tới chính phủ, Bộ Công thương báo cáo rằng sau khi thu mua gạo cho dự trữ, Việt Nam có thể có 800.000 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5. Bộ Công thương đề xuất chính phủ cho phép nối lại xuất khẩu gạo và lượng xuất khẩu sẽ được kiểm soát hàng tháng. Hiện Bộ Công thương đề xuất xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 và lượng xuất khẩu trong tháng 5 sẽ được quyết định vào tuần cuối cùng của tháng 4.

Tuy nhiên, vấn đề là tổng lượng gạo của các công ty đã ký kết xuất khẩu theo các hợp đồng đã ký với các đối tác tới ngày 27/3 đã đạt 1,665 triệu tấn, theo số liệu các công ty là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt am (VFA) và không phải thành viên của VFA cung cấp cho Bộ Công thương. Trong số này, ít nhất 1,385 triệu tấn sẽ được giao từ nay tới cuối tháng 5.

Do đó, câu hỏi đặt ra là ai sẽ được phép xuất khẩu hiện nay và ai sẽ phải đợi. Một cựu lãnh đạo ngành lương thực Việt Nam cho biết nguyên tắc “ai đến trước được trước” không áp dụng được trong trường hợp này do Việt Nam đang áp dụng cơ chế xuất khẩu mở. Ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc Công ty Thương mại Phước Thành IV tại tỉnh Vĩnh Long, cho biết “các doanh nghiệp sẽ rất thất vọng nếu cơ chế phân bổ không minh bạch và công bằng”.

Trước đây, các nhà xuất khẩu gạo than phiền vì cơ chế phân bổ hạn ngạch xuất khẩu, cho rằng đây là cơ chế phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp. Giám đốc của một công ty xuất khẩu gạo tại tỉnh Long An cho biết trong thời gian này, Bộ Công thương nên cho phép các hợp đồng đã mở tờ khai LC được đi trước”. Doanh nhân này cho rằng cần phải giúp các doanh nghiệp giải phóng hàng hóa đang bị mắc kẹt tại các cảng bởi lưu kho càng dài thì doanh nghiệp càng tốt thêm chi phí”.

Việt Nam bắt đầu tạm ngừng xuất khẩu gạo từ ngày 25/3 do Bộ Công thương cho rằng gạo nên được giữ cho tiêu dùng nội địa trong bối cảnh COVID-19. Trong khi đó, các doanh nghiệp liên tục yêu cầu chính phủ cho phép nối lại xuất khẩu gạo.

Do Việt Nam rời thị trường xuất khẩu gạo, Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo duy nhất hiện nay và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Thái Lan đang đẩy giá tăng. Giá gạo Thái 5% tấm chào bán ở mức 466 – 470 USD/tấn vào ngày 25/3, tăng vọt lên 568 – 572 USD/tấn trong ngày 7/4. Giá gạo 25% tấm cũng tăng từ 441 – 445 USD/tấn vào 25/3 lên 518 – 522 USD/tấn vào ngày 7/4.

Theo VNS

Admin

Ấn Độ cho phép giao các lô hàng gạo trắng non-basmati bị kẹt tại cảng sau lệnh cấm

Bài trước

Ấn Độ phê duyệt xuất khẩu gạo tấm, lúa mỳ cho một số nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc