0

Các nhà xuất khẩu thủy sản Trung Quốc đang đối mặt với “bài kiểm tra lớn” do đại dịch virus corona gây thiệt hại lớn cho nhu cầu thủy sản trên các thị trường quốc tế, theo hiệp hội ngành thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) cho hay. Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD trong năm 2019, theo số liệu của Trung Quốc.

Với tình hình đại dịch ngày càng nghiêm trọng, “tình hình xuất khẩu thủy sản có thể trở nên phức tạp”, theo Liên minh Marketing và Chế biến Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA) trong một thông báo đưa ra ngày 20/3. “CAPPMA tin rằng xuất khẩu thủy sản Trung Quốc trong năm 2020 có thể đối mặt tình trạng bất ổn lớn nhất trong lịch sử”.

Khoảng 94% các công ty thủy sản đang vận hành sau 2 tháng buộc phải đóng cửa do sự bùng phát virus corona, theo khảo sát của CAPPMA vào tuần trước. Tỷ trọng này tương đương với mức khảo sát của Undercurrent News. Tỷ lệ người lao động quay trở lại các nhà máy đã tăng lên 77%, CAPPMA cho hay. “Mặt khác, khả năng xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp đang dần cải thiện”, CAPPMA cho hay.

Tuy nhiên CAPPMA nhấn mạnh việc hoãn 2 trong số các triển lãm thủy sản lớn nhất thế giới - Seafood Expo North America và Seafood Expo Global theo lịch ban đầu vào tháng 3 và 4 – đã đóng lại “các kênh truyền thông quốc tế chính” của các công ty thủy sản Trung Quốc.

Về phía tích cực, CAPPMA cho hay doanh số thủy sản nội địa của các doanh nghiệp được khảo sát đang tăng lên. Trong các công ty được khảo sát, trong số một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong triển khai kinh doanh, một số khác tập trung vào các thị trường nội địa thì có đơn hàng như bình thường. Về chế biến nguyên liệu thô, 58 doanh nghiệp được khảo sát cho biết tồn kho nguyên liệu thô đạt hơn 60% so với cùng kỳ năm 2019, theo khảo sát của CAPPMA, trong khi hơn một nửa số công ty được khảo sát đã bắt đầu hoặc lên kế hoạch mua nguyên liệu thô để chế biến.

Lượng xuất khẩu lớn

Trong năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đạt 19,94 tỷ USD, theo số liệu tổng hợp bởi Undercurrent News, bao gồm thủy sản thuộc các mã HS 03, 1604 và 1605.

Lượng lớn thủy sản xuất khẩu bao gồm mực ống và mực nang đông lạnh khai thác trên phạm vi toàn cầu và được chế biến tại Trung Quốc, thường ở miền bắc và đông của nước này, cũng như tôm và cá rô phi nuôi và chế biến ở miền nam Trung Quốc. Theo hệ thống mã HS 6 chữ số sử dụng toàn cầu, phân khúc xuất khẩu thủy sản lớn nhấ theo mã HS của Trung Quốc là mực ống và mực nang đông lạnh, trị giá 2 tỷ USD trong năm 2019. Về cá thịt trắng, phân khúc xuất khẩu lớn nhất là phile cá tuyết (814 triệu USD) và phile – cắt khúc cá Pollock Alaska (800 triệu USD).

Hồi đầu tuần, Undercurrent News đưa tin thực trạng lây lan virus corona tại châu Âu và Mỹ đang gây ra bất ổn tại các thị trường này, đặc biệt là thành phẩm cá Pollock, vào thời điểm giá cá Pollock Nga bỏ đầu và bỏ xương bắt đầu tăng trở lại cùng với sự hoạt động lại của các nhà máy tại Trung Quốc.

Thâm hụt nguồn cung đang hiện rõ trên thị trường Mỹ do gián đoạn nguồn cung gây ra bởi sự bùng phát COVID-19 tại Trung Quốc vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Tuy nhiên, sự suy sụp của doanh số ngành dịch vụ ăn uống tại Mỹ và châu Âu cũng sẽ tác động tới kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Hệ quả là, giá hợp đồng cho phile đông lạnh hai lần vẫn chưa được chốt.

Mặt khác, một nhà chế biến và xuất khẩu cá rô phi tại Hải Nam, cho hay các siêu thị tại châu Âu và Mỹ đang yêu cầu các công ty thủy sản các lô hàng cực lớn do doanh thu bán lẻ tăng vọt. “Các đơn hàng tại siêu thị tăng”, theo nhà chế biến cá rô phi cho hay. “Nhu cầu này đang rất lớn hiện nay”.

Theo Undercurrent News

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản