0

Trong 2 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,53 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, theo báo cáo của Bộ NNPTNT.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU tiếp tục là top 5 thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 9,3 tỷ USD, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Những người hoạt động trong ngành cho rằng các sản phẩm gỗ là một trong số ít các sản phẩm ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu về cả lượng và giá trị trong bối cảnh COVID-19 đe dọa tăng trưởng kinh tế các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, về dài hạn, tác động của đại dịch này là không thể tránh khỏi nên ngành gỗ phải tìm một hướng đi mới.

Chuyển đổi số hóa

Theo Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), một cột mốc thay đổi thường xuất hiện khi một cuộc khủng hoảng diễn ra, trong đó những doanh nghiệp có khả năng thích ứng sẽ nắm bắt được những cơ hội phát triển thị trường. Sự lây lan nhanh của COVID-19 đã làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, tạo áp lực và thách thức, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới và cải thiện tất cả các khâu, từ thiết kế tới sản xuất, thương mại, trong đó chuyển đổi số hóa sẽ là chìa khóa. Mô hình kinh doanh truyền thống theo chuỗi cửa hàng hiện đang đối mặt nhiều khó khăn do có chi phí vận hành cao, thiếu linh động nên có thể nói rằng COVID-19 là một động lực lớn cho quá trình chuyển đổi số hóa diễn ra nhanh hơn.

Ông Trần Hiển, đồng sáng lập Ecomstone Company, một đối tác của Amazon tại Việt Nam, cho rằng đại dịch này đang kìm hãm các hoạt động sản xuất nhưng mở ra cơ hội để chuyển đổi sang kinh doanh trực tuyến. Ông dẫn ví dụ một công ty Thái Lan đã quyế tâm xây dựng một cửa hàng trực tuyến trên Amazon. Sau hơn 1 năm, tăng trưởng doanh thu lên tới hơn 30%. “HAWA có thể cộng tác với Ecomstone để phân tích các khả năng, xác định các đối thủ cũng như khách hàng để đánh giá thị trường, dần xây dựng một cửa hàng chung trên Amazon, qua đó xây dựng một thương hiệu riêng cho nội thất gỗ Việt Nam, thay vì chế biến mang lại giá trị thấp trong khi người tiêu dùng lại không hề biết tới các nhà sản xuất”, ông Hiển chỉ ra.

Ông Trần Việt Tiến, thành viên Ban Chỉ đạo HAWA, cho biết HAWA từ lâu đã hợp tác với công ty FPT và các tổ chức liên quan như OnBrand, Ecomstone hoặc Cộng đồng các giám đốc công nghệ thông tin Việt Nam để giúp chuyển đổi số hóa ngành nội thất và cải thiện khả năng cạnh tranh. “Nhưng có thể nói rằng sự bùng phát COVID-19 rơi vào đúng thời điểm cộng đồng doanh nghiệp phải chú tâm hơn và hành động nhanh hơn. Chúng tôi quyết tâm rằng thương mại điện tử là một giải pháp ngắn hạn và chuyển đổi số hóa là một giải pháp dài hạn”, ông Tiến cho hay.

Ngành nội thất có 4 hệ giá trị, bao gồm sản xuất, thiết kế, giao thương và thương hiệu, với giá trị giao dịch ước tính 450 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp nội thất Việt Nam chỉ tập trung vào giá trị sản xuất, có giao dịch hàng năm khoảng 140 tỷ USD với lợi nhuận thấp, ông Tiến cho hay. “Trong khi đó 3 hệ giá trị còn lại bao gồm thiết kế, giao thương và thương hiệu sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới, cao hơn, với giá trị giao dịch lên tới 310 tỷ USD”, ông cho biết thêm.

HAWA gần đây đã giới thiệu O2O, mô hình bán hàng trực tuyến kết hợp giữa mô hình kinh doanh thực tuyến truyền thống với mô hình kinh doanh trực tuyến, là một phần trong chiến lược chuyển đổi số hóa toàn diện cho ngành gỗ để tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng, mở rộng thị trường và tối ưu hóa các cơ hội kinh doanh.

Ông Tiến cho hay các doanh nghiệp lớn như FPT, Silversea Media Group (Singapore), Vietnam E-Commerce Association (VECOM) hỗ trợ tìm kiếm điểm bắt đầu trong hành trình chuyển đổi số hóa cũng như cập nhật các xu hướng phát triển của thương mại điện tử, triển khai mô hình kết hợp giao dịch trực tuyến và thực tuyến, tạo ra động lực phát triển mới cho các doanh nghiệp. “Khi thương mại điện tử được khai thác hiệu quả thì sẽ giúp khai thác được giá trị thương mại cũng như thiết kế và thương hiệu. Theo hướng này, chúng tôi có thể thúc đẩy giá trị các sản phẩm gỗ sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam”.

Điểm khởi đầu hiện nay của công nghệ số hóa giữa các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam và các nước phát triển không quá khác biệt, nhưng nếu các doanh nghiệp chậm chạp trong tiến trình này thì sẽ bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Để đạt giá trị xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025, cần phải tiếp cận các hướng đi mới, nhiều kênh bán hàng và gia tăng giá trị cho sản phẩm”.

Theo VNS

Admin

Doanh nghiệp gỗ, nội thất được khuyến nghị tận dụng thương mại điện tử

Bài trước

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ