Việt Nam có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong năm 2019 bởi mùa kinh doanh chính là nửa cuối năm. Các doanh nghiệp vẫn có đủ đơn hàng để sản xuất từ nay đến cuối năm, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cũng cho rằng để đạt mục tiêu này, chính phủ đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nội địa và FDIs, để phát triển và có các giải pháp đối với vấn đề gian lận nguồn gốc trong ngành gỗ.

Theo hiệp hội, Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm từ gỗ sang EU đạt hơn 700 triệu USD trong năm 2019, cao hơn mức 680 triệu USD trong năm 2018. Trước năm 2018, Trun gQuốc chủ yếu nhập khẩu đồ gỗ nội thất ngoài trời, nhưng từ đầu năm nay, thị trường này đang tăng nhập khẩu đồ ỗ nội thất trong nhà – phân khúc có giá trị cao hơn. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai, Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường EU có triển vọng tích cực nhờ các lợi thế từ Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và Thỏa thuận Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Để nắm lấy cơ hội này, doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư vào trang thiết bị, công nghệ và nguyên vật liệu tuân theo nhu cầu thị trường, Hiệp hội nhấn mạnh.

Đối với thị trường Nhật Bản, bên cạnh đồ gỗ nội thất, Nhật Bản có 1 chính sách sản xuất gỗ pellet để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu và khí, đang dần cạn kiệt. Gỗ pellet được dùng là nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện trong ngành công nghiệp và các hoạt động dân sự. Gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào 3 nhà máy sản xuất gỗ pellet tại tỉnh Nghệ An, sản xuất gỗ pellet xuất khấu sang thị trường Nhật Bản. Do đó, Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường Nhật Bản sẽ vượt EU, đạt hơn 1 tỷ USD trong năm 2019.

Trong khi đó, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương cảnh báo tăng mạnh xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ trong thời điểm hiện nay có thể khiến Mỹ chú ý hơn tới xuất khẩu các sản phẩm này tới thị trường Mỹ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ nên chủ động cập nhật thông tin cho các đối tác và các nhà chức trách để tránh rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong 8 tháng đầu năm 2019 ước đạt 7,08 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2018, bao gồm 1 tỷ USD trong tháng 8/2019, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Phạm Văn Điền, tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết 87% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ là sang các thị trường truyền thống, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông Quyền cho biết Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường trên đạt từ 15 – 17%/năm; trong đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường Nhật Bản tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2019.

Việt Nam là nước cung cấp đồ gỗ nhà bếp lớn nhất cho Nhật Bản trong nửa đầu năm 2019, đạt 12.800 tấn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2018. Đồ gỗ nhà bếp từ Việt Nam chiếm thị phần 54,4% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nội thất nhà bếp của Nhật Bản.

Theo VNS
Admin

Các nhà xuất khẩu gỗ đối diện hàng loạt thách thức

Bài trước

Một số doanh nghiệp ván ép có thể đóng cửa do thuế chống bán phá giá tăng ở Hàn Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ