Cà phê/Ca cao

HTX đưa cà phê Sơn La trở thành mô hình kinh doanh có lãi

Sơn La đang thành công trong ứng dụng nghiên cứu và công nghệ vào phát triển kinh doanh cà phê. Với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Mỹ và Đức, HTX cà phê Bích Thảo tại thành phố Sơn La đang ứng dụng công nghệ chế biến mật ong (chế biến bán ướt) đối với các sản phẩm cà phê cho xuất khẩu. Sử dụng cà phê Arabica sản xuất tại địa phương, cà phê chế biến bán ướt của HTX đang nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng nước ngoài, bất chấp mức giá lên tới 22 USD/kg cà phê rang xay, so với chỉ 1,8 – 2 USD/cà phê chế biến theo phương pháp chế biến ướt truyền thống.

Theo giám đốc HTX Bích Thảo là ông Nguyễn Xuân Thảo, HTX của ông nhận được các đơn hàng lên tới hàng ngàn tấn cà phê chế biến bán ướt từ châu Âu và châu Mỹ. Bích Thảo đã ký các hợp đồng mua cà phê từ 300 hộ sản xuất, với diện tích lên tới gần 1.000ha Trong năm 2018-19, HTX đã thu mua 12.500 tấn cà phê để chế biến. Các sản phẩm cà phê của HTX, bao gồm cà phê nhân xanh/rang và cà phê rang xay, đã được xuất khẩu sang Đức, Anh, Pháp, Mỹ và Thái Lan.

Đáng chú ý là HTX đã nghiên cứu và sản xuất thành công một số loại máy móc chế biến. Năm 2016, HTX đưa vào sử dụng lần đầu máy tách vỏ tự chế. Từ đó, HTX đã nhận được 300 – 400 đơn đặt hàng máy tách vỏ cà phê từ các nông dân trồng cà phê tại Sơn La, Điện Biên, và Tây Nguyên hàng năm, mang về hàng chục tỉ đồng doanh thu cho HTX. HTX sau đó đã sáng tạo ra máy chế biến cà phê vận hành ở mọi công đoạn, từ trái cà phê cho tới tách cà phê cuối cùng, Cà phê Bích Thảo với thương hiệu cà phê hữu cơ Sơn La đã được lựa chọn trong số 18 sản phẩm nổi bật của địa phương vào Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”(Chương trình OCOP) cho năm 2019.

Cà phê lần đầu tiên được giới thiệu tại Sơn La và các tỉnh miền núi phía bắc vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bởi thực dân Pháp, đưa khu vực này trở thành một khu vực sản xuất quan trọng cho cà phê Arabica cung cấp cho thị trường cà phê Pháp vào thời điểm bấy giờ. Vùng sản xuất cà phê của Sơn La đang được mở rộng, tập trung tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, đặc biệt từ năm 1995 khi UBND tỉnh phê duyệt một dự án trồng 3.000ha cà phê. Cây cà phê được coi là cây chủ lực giúp giảm nghèo và phát triển kinh tế tỉnh. Có tới 80% sản lượng cà phê tại tỉnh Sơn La hiện được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác.

Theo VNS
Admin

Chi phí tăng đẩy cà phê vào tình trạng căng thẳng

Bài trước

Giá cà phê cao gây khó khăn cho ngành

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao