Tuần trước, lần đầu tiên trong hơn 1 thập kỷ, đồng NDT của Trung Quốc giảm xuống dưới ngưỡng tỷ giá tâm lý quan trọng 7 NDT/1 USD. Cột mốc đáng nhớ này sẽ càng làm gia tăng sự bi quan trên khắp các cuộc họp quản trị doanh nghiệp Trung Quốc mùa hè năm nay về triển vọng dài hạn của nền kinh tế nước này khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục leo thang và không có dấu hiệu quay đầu.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc dấn sâu thêm trong tuần vừa qua, khi tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế bổ sung 10% lên gói hàng hóa 300 tỷ USD còn lại của Trung Quốc mà trước đó đã được miễn trừ và Trung Quốc phản ứng bằng cách hạ giá đồng NDT – một nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế nội địa và trừng phạt Mỹ. Cuộc chiến thương mại này có vẻ đang có tác động lên Trung Quốc khi tăng trưởng GDP quý 2/2019 của nước này ở mức 6,2% - là mức thấp nhất theo quý trong 3 thập kỷ qua. Các nhà phân tích kinh tế đang dự báo rằng tăng trưởng GDP Trung Quốc sẽ ngày một chậm hơn – xuống còn 6% trong cả năm 2019 – từ mức 6,9% trong năm 2017 và 7,9% trong năm 2013.

Và động thái hạ giá đồng tiên có thể tiếp diễn bởi khả năng trả đũa của Trung Quốc ở phạm vi khá hạn chế xét đến mức nợ cao của nước này. Nợ doanh nghiệp tại Trung Quốc lên tới 20.000 tỷ USD, theo ước tính vào tháng 12/2018 của Bank for International Settlements. Hệ quả là người dân Trung Quốc có thể sẽ giảm tiêu dùng trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng yếu đi và áp lực giảm giá của đồng NDT.

Tuy nhiên, những dữ liệu đầy tính cực về nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc cho thấy nhập khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2019 tiếp tục tăng. Ví dụ, chỉ riêng cảng  Thượng Hải đã ghi nhận mức nhập khẩu cua huỳnh đế Nga ở mức cao kỷ lục 430 tấn trong nửa đầu năm 2019, tăng 687% so với cùng kỳ năm 2018. Nhưng dữ liệu thực tế có thể phản ánh câu chuyện khác, như việc triệt phá buôn lậu có thể là nguyên nhân chính khiến số liệu chính thức tăng vọt.

Tuy nhiên, bức tranh kinh tế vĩ mô Trung Quốc lại kém lạc quan hơn nhiều. Lương hàng năm tăng trưởng với tốc độ 2 con số trong vài năm trước, thì gần đây đã giảm xuống chỉ còn 1 con số và ở mức thấp. Tiêu dùng góp 3,79% trong tăng trưởng GDP quý 2/2019, so với mức 4,17% trong quý 1/2019. Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào vay nợ để trả giá thuê nhà cao hơn đang càng mở rộng vòng luẩn quẩn này.

Tuy nhiên, chính phủ trung ương Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm 2019 – cũng là năm kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước. Để đạt được mục tiêu này sẽ cần phải thúc đẩy tín dụng, thay vì kìm hãm tăng trưởng tín dụng và mua nhà để giải quyết vấn đề nợ đọng. Những mục tiêu chính trị ngắn hạn có thể sẽ chỉ đơn thuần là đang trì hoãn và giảm mức đòn bẩy tài chính, tăng các khoản thanh toán cầm cố đối với những người tiêu dùng – vốn dĩ có thể sử dụng khoản dôi dư cho ăn tối ở ngoài hay mua vài món thủy sản ngon lành.

Những đám mây báo bão kinh tế khác cũng đang hình thành. Ngoài thủy sản và các ngành thực phẩm, xuất khẩu của Trung Quốc cũng đang giảm khi chỉ đóng góp 1,3% trong tăng trưởng GDP quý 2, so với mức 1,46% trong quý 1. Năm 2018, doanh số ô tô của Trung Quốc giảm lần đầu tiên kể từ khi được ghi nhận. Các công ty dẫn đầu thị trường là Volkswagen và General Motors có doanh số giảm lần lượt 10% và 27% trong nửa đầu năm 2019. Tất cả các diễn biến này đều đang gây áp lực lên đồng NDT.

Điều rất quan trọng là những động lực tăng trưởng quan trọng nhất mà Trung Quốc từng sử dụng không còn tỏ ra có tác dụng do tồn kho của chính phủ ở mức cao trong khi nợ doanh nghiệp lại lớn. Kích thích tài khóa, dưới dạng chi tiêu vào các công trình công cộng lớn, đang ngày càng kém khả thi xét đến núi nợ ngày càng chồng chất từ các chương trình kích thích trước đây.

Sự sụp đổ gần đây của Baoshang Bank, một nhà băng cho vay ở tầm khu vực cho các công ty tư nhân, bao gồm các nhà chế biến thủy sản, cho thấy chính phủ Trung Quốc có thể bắt đầu sẵn sàng buông tay “các đảm bảo ngầm” – một chính sách mà chính phủ sẽ giải cứu bất cứ ngân hàng nào sa chân. Động thái như vậy sẽ giảm rất mạnh rủi ro cho vay của các ngân hàng đối với các thể chế doanh nghiệp – rất nheièu trong số này vận hành dưới cái ô bảo trợ rằng chính phủ rồi sẽ giải cứu họ và/hoặc ngân hàng cho vay, để ngăn chặn bất cứ bất ổn xã hội nào gây ra bởi tình trạng đóng cửa hàng loạt.

Trong khi đó, khoản nợ cá nhân lên tới 6.800 tỷ USD tại Trung Quốc để thanh toán chi phí mua nhà, có thể lớn gấp 25 lần thu nhập trung bình hộ gia đình tại Bắc Kinh và Thượng Hải, có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng nợ tại hai thành phố lớn này. Bất cứ một đợt giảm giá bất động sản mạnh nào cũng có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính và đặt toàn bộ nền kinh tế vào thế lùi.

Các vấn đề khác đang nổi những hồi chuông cảnh báo tại Trung Quốc, như sự thu hẹp thặng dư tài khoản vãng lai, được dự báo sẽ bước vào vùng âm trong năm 2019. Trung Quốc đang có dân số già hóa nhanh chóng, có thể sẽ làm thay đổi cục diện tỷ số tiết kiệm – đầu tư của nước này. Và tình trạng trì trệ của chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tại Trung Quốc trong những tháng gần đây cho thấy một sự suy yếu, hoặc ít nhất là đi ngang, trong ngành công nghiệp. Cả chỉ số PPI chính thức và chỉ số Caixin PMI đều giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng 50 trong tháng 6.

Tất cả các vấn đề này sẽ liên tục gây sức ép lên đồng NDT, vốn đã giảm giá từ 0,16 trong tháng 3 xuống còn 0,14 USD hiện nay do bất ổn các đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc. Tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 3,9% trong quý 1/2019, mặc dù nhập khẩu thực phẩm, bao gồm thịt lợn và thủy sản, không có vẻ bị tác động mạnh như các hàng hóa tiêu dùng, hàng xa xỉ hoặc kim loại.

Nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chín muồi mới. Với đồng nọi tệ yếu đi, bất ổn lớn vẫn đang lơ lửng và có thể kéo theo ngành thủy sản toàn cầu vào những cơn bão khủng hoảng mới.

Theo Seafood Source
Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt