Đầu tư

Trung Quốc bắt đầu chuyển dịch hoạt động sản xuất sang ASEAN

Ngày càng nhiều các nhà sản xuất công nghiệp dịch chuyển từ Trung Quôc sang Đông Nam Á trong vài năm qua, phần lớn do chi phí lao động tại Trung Quốc đang ngày càng trở nên kém cạnh tranh. Xu hướng này càng được thúc đẩy khi cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ bắt đầu vào năm 2018. Một nghiên cứu mới công bố bởi hãng tư vấn JLL cho thấy Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia đang là những điểm đến nổi bật khi các nhà sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Đầu tư nước ngoài vào các ngành chế biến của các nước Đông Nam Á đã tăng mạnh trong 3 năm qua lên 46 tỷ USD, theo JLL. Việc chuyển chỗ của các công ty sản xuất công nghiệp từ Trung Quốc để tận dụng lợi thế của chi phí lao động rẻ hơn đã đóng góp cho mức tăng trưởng này. Lực lượng lao động chất lượng cao và có mức lương cạnh tranh đang giúp Việt Nam, Thái Lan và Malaysia thu hút ngày càng nhiều các nhà chế biến công nghiệp mở rộng và chuyển dịch không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ Hàn Quốc và Nhật Bản sang.

Ví dụ, Thái Lan và Malaysia có một lực lượng lao động công nghệ trung bình với mức chi phí thấp hơn 60% tại Trung Quốc, so với mức chênh lệch chỉ 33% vào năm 2010. Ngay cả khi không có chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp tại Trung Quốc vẫn có quan điểm khá chặt chẽ về chi phí và mục tiêu của họ là phải duy trì khả năng cạnh tranh. “Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc đã thúc đẩy xu hướng ngày càng nhiều nhà sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á trong một nỗ lực tối thiểu hóa tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh”, theo nhà quản lý tại JLL Subyagorn Sansugtaweesub cho hay.

Cho tới nay, Mỹ đã áp thuế lên gói hàng hóa trị giá 250 tỷ USD từ Trung Quốc và Trung Quốc áp thuế lên gói hàng hóa 120 tỷ USD từ Mỹ. Trong khi lãnh đạo hai nước đã đồng thuận tại hội nghị G20 hồi tháng trước về tái khởi động các cuộc đàm phán thương mại, hiện vẫn chưa rõ lộ trình chấm dứt cuộc chiến thương mại này. “Thái Lan đã triển khai Hành lang kinh tế miền đông (EEC) vào đúng thời điểm”, ông Subyagorn cho hay, ám chỉ tới cơ chế đổi mới chiến lược tập trung vào công nghiệp gần đây của nước này. “Cơ chế này thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các công ty nước ngoài, bao gồm những công ty đang có ý định chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc”.

Theo Bangkok Post
Admin

Các doanh nghiệp Mỹ có ý định “hồi hương” chế biến thủy sản ra khỏi Trung Quốc

Bài trước

Cuộc khủng hoảng biển Đen dự báo không tác động mạnh lên thị trường thịt bò nhưng chi phí cao là thách thức lớn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư