Chính sách

Ấn Độ tăng mạnh thuế nhập khẩu điều để thúc đẩy chế biến điều nội địa

Chính phủ Ấn Độ vừa quyết định tăng giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với hạt điều nguyên và hạt điều vỡ để khuyến khích ngành chế biến điều nội địa. Các tác nhân trong ngành điều cho rằng hoạt động nhập khẩu điều nhân chất lượng thấp từ châu Phi và các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, đang tác động tiêu cực tới ngành chế biến điều nội địa Ấn Độ. Cơ quan quản lý ngoại thương Ấn Độ đã nâng MIP đối với hạt điều vỡ từ 288 Rupees/kg lên 680 Rupees/kg và đối với hạt điều nguyên từ 400 Rupees/kg lên 720 Rupees/kg.

“Chúng tôi ủng hộ quyết định của chính phủ bởi nguồn cung nhập khẩu điều nhân giá rẻ đã tác động lớn tới hoạt động chế biến điều nội địa. Các nước sản xuất áp thuế xuất khẩu điều thô, trong khi đang có động lực xuất khẩu điều nhân, dẫn đến hành vi bán tháo hạt điều nhân chất lượng thấp, giá rẻ vào Ấn Độ, khiến ngành chế biến điều nhân nội địa trở nên không thể cạnh tranh”, theo Rahul Kamath, nguyên chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất điều Karnataka.

Theo RK Bhoodes, chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hạt điều, các nguồn điều nhân chất lượng thấp từ Việt Nam,  Mozambique, Bờ Biển Ngà đang bán tràn ngập thị trường Ấn Độ, một phần nhờ trốn thuế hải quan, dẫn tới nhiều nhà chế biến gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thậm chí một số phải đóng cửa. “Chúng tôi phụ thuộc nặng vào nguồn nhập khẩu điều bởi ngành chế biến điều Ấn Độ cần 1,6 triệu tấn nguyên liệu điều thô; trong khi sản lượng điều thô nội địa chỉ đạt 817.000 tấn”.

Chính sách MIP được Ấn Độ bắt đầu triển khai vào năm 2013 ở mức giá thị trường lúc bấy giờ. Sau đó, giá hạt điều trên thị trường đã tăng gấp 2 – 2,5 lần, chạm mốc 700 – 800 Rupees/kg đối với hạt điều nguyên và 650 – 700 Rupees/kg đối với hạt điều vỡ. Tuy nhiên, một số nhà nhập khẩu đã lợi dụng các FTA và đưa một lượng lớn hạt điều nhân trơn (phần lớn là hạt điều vỡ), với chất lượng thấp, vào thị trường Ấn Độ. Thiếu vắng thị trường nội địa là nguyên nhân chính khiến các nước sản xuất điều lớn trên thế giới phải bán sản phẩm vào thị trường Ấn Độ với giá rẻ mạt.

Nhiều nước sản xuất điều thô lớn đang khuyến khích xuất khẩu bằng mức hỗ trợ 20 – 25% giá xuất khẩu hạt điều nhân thành phẩm và bán thành phẩm. Tận dụng lợi thế này, các nước sản xuất điều thô lớn có thể “bán phá giá” điều nhân bởi chi phí chế biến điều tại các nước này thấp hơn 45% so với Ấn Độ. Bên cạnh đó, một số nhà xuất khẩu cố tình phát hành chứng từ sai sự thật để nhập khẩu điều nhân với nhãn ghi điều rang và TACN, theo đại diện Hội đồng cho hay.

Quyết định tăng MIP của chính phủ Ấn Độ được kỳ vọng sẽ giúp khôi phục ngành chế biến điều nội địa và qua đó mang lại nhiều công ăn việc làm hơn. Hội đồng cũng yêu cầu chính phủ gia hạn gói hỗ trợ mở cửa hoạt động lại các cơ sở chế biến buộc phải đóng cửa trước đây.

Sản lượng điều nhân Ấn Độ hiện đạt khoảng 350.000 tấn. Sản xuất và nhập khẩu điều thô lần lượt vào khoảng 800.000 và 900.000 tấn. Ấn Độ đã xuất khẩu 84.352 tấn điều nhân trong năm 2017-18, so với mức 82.302 tấn trong năm trước đó. Giá trị xuất khẩu điều nhân Ấn Độ tăng gần 18% lên 911 triệu USD trong năm tài khóa 2017-18.

Theo The Hindu Business Line
Admin

Cải cách thuế GTGT để thúc đẩy triển vọng nông nghiệp

Bài trước

Luật đóng gói sửa đổi của EU sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành thực phẩm tươi sống?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách