Thư ký Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue vừa lên tiếng chỉ trích động thái cấm nhập khẩu các thuốc diệt cỏ từ glyphosate của chính phủ Việt Nam, cho rằng quyết định này “sẽ gây ra những tác động rất tiêu cực lên sản xuất nông nghiệp toàn cầu”.

Chính phủ Việt Nam, trong một văn bản, đưa ra quan điểm rằng mức độc hại của các thuốc diệt cỏ chứa glyphosate từ lâu đã là một lo ngại lớn, đặc biệt trong những diễn biến tâm lý lo ngại ngày một tăng trên toàn cầu gần đây về tác động của sản phẩm này lên sức khỏe con người. Báo giới cho hay lệnh cấm này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 6 tới.

Glyphosate, loiạ hóa chất có trong thuốc diệt cỏ Roundup bán chạy nhất của Bayer AG, là mục tiêu của hàng ngàn vụ kiện tại Mỹ cáo buộc đây là chất gây ra ung thư. Roundup, vốn được Bayer mua lại với giá 63 tỷ USD từ Monsanto vào năm 2018, là sản phẩm đầu tiên có chứa glyphosate, chất diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Nhưng hiện đây không còn là một sản phẩm được bảo hộ bản quyền và có rất nhiều sản phẩm khác đang lưu hành trên thị trường.

Bayer cho biết lệnh cấm của Việt Nam sẽ không giúp cải thiện an ninh hoặc an toàn thực phẩm tại Việt Nam và công ty chưa nhận được bất cứ đánh giá khoa học nào do chính phủ Việt Nam thực hiện dẫn đến quyết định trên. “Sự tồn tai kéo dài hơn 4 thập kỷ với hàng loạt các nghiên cứu khoa học mở rộng và các kết luận của các nhà lập pháp toàn cầu ủng hộ tính an toàn của các sản phẩm thuốc diệt cỏ chứa glyphosate”, theo khẳng định của Bayer.

Ông Perdue cho biết chính phủ Mỹ đã chia sẻ các nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam, kết luận rằng glyphosate không có khả năng gây ra các tác động sức khỏe nghiêm trọng cho con người. “Như tôi từng nói, nếu chúng ta phải sản xuất thực phẩm để nuôi sống 10 tỷ người đến năm 2050, nông dân toàn cầu cần tất cả công cụ và công nghệ hiện có”, ông Perdue khẳng định. “Ngoài tác động tức khắc làm chậm tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam, có những rủi ro rất thực tế rằng nông dân Việt Nam sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm hóa chất phi pháp, không được quy đinh để thay thế cho glyphosate”, ông Perdue lên tiếng cảnh báo.

Trong khi các nhà làm chính sách tại châu Âu và một số khu vực khác đồng ý với đánh giá của Mỹ, bộ phận chuyên về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2015 đã đưa glyphosate vào nhóm “có thể gây ung thư cho người”.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV thuộc Bộ NNPTNT Việt Nam cho biết thông báo đăng tải trên website của Cục rằng các rủi ro dài hạn của tác động từ thuốc diệt cỏ, thuốc trừ lâu lên môi trường sẽ gây tác động nghiêm trọng về sức khỏe cho những ai tiếp xúc với các chất này. “Quyết định đưa các loại thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate ra khỏi danh sách các hóa chất BVTV được cho phép sử dụng tại Việt Nam tuân thủ luật, quy định quốc tế hiện nay và phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam”.

Sri Lanka đã cấm sử dụng glyphosate vào năm 2015 nhưng đảo ngược quyết định này cho chè và cao su hồi năm ngoái sau khi nông dân lên tiếng cho rằng lệnh cấm này gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ, theo Bayer cho hay.

Theo Reuters
Admin

Sản xuất lúa gạo của châu Á bị ảnh hưởng bởi các giống cỏ ‘rất hung hãn’, thiệt hại thu hoạch lên tới 80%

Bài trước

Cơ quan thú y thế giới cảnh báo về vắc xin dịch tả lợn khi Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc