Báo giới nhận được những lời mời tham dự lễ ra mắt sản phẩm mới của ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc ngày càng dày đặc. Ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng điên cuồng, và nhượng quyền sản xuất – kinh doanh các sản phẩm thủy sản đóng góp một phần lớn trong đó. Nhờ đó, các nhà xuất khẩu thủy sản cũng có thêm nhiều lựa chọn.

Tháng 6/2018, nhà xuất khẩu cá hồi Na Uy Bakkafrost thông báo sẽ hợp tác với chuỗi nhà hàng kiểu Nhật tại Trung Quốc là Akasakatei, thương hiệu vận hành bởi Chi Ban Ting Food and Beverage Co. Thành công của Akasakatei trên thị trường Trung Quốc và kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh trên cả nước sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội cho Bakkafrost.

Trong khi đó,  Acorn Group có trụ sở tại Mỹ cũng bắt đầu bán thủy sản Iceland tại Trung Quốc, hưởng lợi từ tiêu dùng ngày càng tăng và người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao cho thực phẩm nhập khẩu do lo ngại an toàn thực phẩm nội địa. Tuy nhiên, Acorn hiện vẫn sử dụng các sàn thương mại điện tử bên thứ 3 tại Trung Quốc để bán hàng nên hiện vẫn chưa rõ liệu những tuyên bố liên quan đến đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực logistics của công ty có diễn ra hay không. Hoạt động phân phối tại Trung Quốc không phải luôn hiệu quả hoặc đáng tin cậy; luôn tồn tại một khoảng cách tiwã các tiêu chuẩn tại Thương Hải và các thành phố cấp 2 hoặc cấp 3 như Vũ Hán hay Thành Đô. Đó là lý do vì sao nhiều nhà nhập khẩu hình thành liên doanh với các đối tác địa phương để họ giải quyết các hoạt động logistics và marketing.

Các sản phẩm nhập khẩu thường bán giá cao tại Trung Quốc và các thương hiệu quốc tế được cho là có quản lý chuỗi cung ứng và khả năng truy xuất nguồn gốc tốt hơn. Với những khía cạnh này, có thể mô hình của Acorn sẽ khiến công ty này bỏ lỡ cơ hội trên con đường phát triển hiện nay của ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc liên quan đến tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, thay vì hoạt động độc lập hoặc dựa vào đối tác địa phương.

Những lợi thế kể trên sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu tìm cách tiếp cận người tieu dùng cuối cùng, bán lẻ thủy sản thông qua chuỗi các nhà hàng thủy sản hoặc các bar. Một thị trường ngách tại Trung Quốc thậm chí vẫn là một thị trường lớn – và vẫn còn rất nhiều dư địa trong ngành thực phẩm và đồ uống cho thủy sản tại Trung Quốc. Và chắc chắn vẫn còn nhiều dư địa cho các ý tưởng mới trong các chuỗi cung ứng và phân phối.

Với định hướng phát triển kinh tế dựa vào tăng tiêu dùng trong tỷ trọng GDP, Trung Quốc đang tạo ra nhiều cơ hội nghỉ ngơi tiêu dùng cho người dân, như các công viên theo chủ đề và các lễ hội, theo đó là hoạt động du lịch sử dụng NDT đang nở rộ. Trung Quốc là nước dứng đầu về số khách du lịch và chi tiêu cho du lịch, nhưng chi tiêu du lịch nội địa chỉ đạt 680 tỷ USD trong năm 2017, so với mức chi tiêu du lịch nội địa lên tới 1.030 tỷ USD tại Mỹ - dẫn đầu doanh thu du lịch nội địa thế giới. Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng chi tiêu du lịch nội địa.

Một ví dụ cho thấy tác động lên ngành thủy sản là tiêu dùng tôm càng. Những thực khach Trung Quốc chi tiêu tới 168NDT, tương đương 25,29 USD mỗi người cho mỗi bữa ăn tôm càng sản xuất nội địa. Nhiều lễ hội tôm càng do chính phủ khởi xướng đã thúc đẩy sản xuất ở vành đai nuôi tôm càng tại bờ đông và miền trung Trung Quốc. Hệ quả là xuất khẩu tôm càng của Trung Quốc giảm mạnh để phục vụ nhu cầu nội địa. Theo một báo cáo của Citic Securities vào năm 2017, có tới 18.000 nhà hàng tôm càng mở cửa trên khắp Trung Quốc vào năm 2016, tăng 33% so với năm 2015.

Đầu tư chính phủ trung ương lẫn địa phương tại Trung Quốc cũng đang chảy vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. CÁc quỹ tư nhân và đầu tư mạo hiểm đang đổ hàng đống tiền vào các mục tiêu hứa hẹn lợi nhuận cao. Đó là lý do vì sao Hony Capital, quản lý tiền của một số những nhà công nghiệp giàu có nhất Trung Quốc, đã mua lại chuỗi Pizza Express tại Anh, hiện đang nhanh chóng mở rộng trên khắp Trung Quốc. Và đó cũng là lý do Verlinvest có trụ sở tại Bỉ dành 300 triệu USD vào liên doanh với China Resources, một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước để đầu tư vào các công ty thực phẩm và đồ uống tại Trung Quốc, tập trung vào hỗ trợ phân phối, xây dựng thương hiệu và công nghệ.

Không chỉ các sản phẩm nhập khẩu đang tham dự vào cuộc cách mạng ngành thực phẩm và đồ uống tại Trung Quốc. Thị trường thủy sản Trung Quốc bị bóp méo về giá rất mạnh, đặc biệt là trong phân khúc sản phẩm cao cấp, nhưng tiềm năng lớn tạo ra môi trường đổi mới sáng tạo trong các phân khúc trung cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc – phân khúc có tăng trưởng tiêu dùng rất mạnh.

Bào ngư là một ví dụ điển hình. Trung Quốc chiếm 85% sản lượng bào ngư thế giới năm 2017, theo dữ liệu trình bày tại Diễn đàn Bào ngư Quốc tế tại đại học Xianmen gần đây, vượt xa sản lượng của các nhà sản xuất nhro hơn như Úc, Nam Phi, Chile và New Zealand. Nhưng phần lớn sản phẩm được bán gí thấp tại các chợ truyền thống và cho các nhà chế biến nội địa, đồng nghĩa với dư địa rất lớn cho các ý tưởng về sản phẩm GTGT mới. Trong khi đó, hàng loạt các bar phục vụ món hàu mới mở ra trên khắp các thành phố tại Trung Quốc trong năm vừa qua, dẩy nhu cầu đối với hàu nhập khẩu giá cao tăng – và mức giá này được chi trả bởi những thực khách giàu có, muốn trải nghiệm mới. Cả bào ngư và hàu – hay hàng loạt sản phẩm khác – đều đang cần những ý tưởng và những bộ óc marketing – bán hàng để triển khai những đổi mới.

Một làn sóng những thương hiệu thực phẩm mới đang nổi lên tại Trung Quốc và đang tìm cách nhân rộng tành công trong làn sóng đổi mới sáng tạo ngành thực phẩm và đồ uống. “Zhou Hei Ya” là một trong số đó, đang trở thành một thương hiệu ngày càng nổi tiếng khi đưa sản phẩm đồ ăn vặt cao cấp lên các sàn thương mại điện tử và cửa hàng trên khắp Trung Quốc. Hiện Zhou Hei Ya dang hợp tác với Tiantu Capital để triển khai dự án phát triển các sản phẩm tôm càng mới, trị giá 3 tỷ NDT hướng đến đối tượng người tiêu dùng Trung Quốc.

Những tên tuổi lớn, lâu đời trong ngành thực phẩm tiện lợi của Trung Quốc như Tingyi và Want Want cũng đang nỗ lực như các doanh nghiệp khởi nghiệp thực phẩm và đồ uống khi triển khai nghiên cứu và phá triển các sản phẩm mới, với cam kết về quy trình sản xuất thực phẩm minh bạch và tốt cho sức khỏe. Không ngạc nhiên khi những chuỗi cưa rhàng tiện lợi mới như Super Species và Hema Xiansheng của Alibaba đang mở ra các nhà hàng với bếp mở và thực khách có thể quan sát toàn bộ quá trình chuẩn bị đồ ăn. Nhân viên tại Hema được đào tạo để cười và luôn sẵn sàng hỗ trợ - một khái niệm mới trong ngành thực phẩm và đồ uống Trung Quốc.

Điều này cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đang trở nên cởi mở với những ý tưởng mới về thời điểm và cách họ ăn uống. Các nhà xuất khẩu thủy sản có sản phẩm nhưng cơ hội đang ngày càng lớn trong tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, thay vì cung ứng cho một trung gian tại Trung Quốc và để họ chiếm phần biên lợi nhuận lớn hơn. Có rất nhiều dư địa thị trường tại Trung Quốc cho các ý tưởng mới. Giờ đang là thời điểm để triển khai các ý tưởng mới khi Trung Quốc đang ngày càng đô thị hóa trong thập kỷ tới.

Giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2 con số trong những thập kỷ vừa qua đã qua và tăng trưởng hiện tại sẽ chậm hơn nhiều khi nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được mức phát triển nhất định. Tăng trưởng thu nhập khả dụng trung bình 6,6% thấp hơn mức tăng trưởng GDP 6,8% trong quý 1/2018, một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế đang dần chín muồi nhưng tăng trưởng vẫn tương đối nhanh. Thu nhập tăng, đô thị hóa và cộng đồng du lịch ngày càng đông đảo tại Trung Quốc giúp người tiêu dùng nước này trở nên cởi mở hơn bất chấp những khái niệm mới liên tục được đưa ra, là tất cả những lý do vì sao các nhà đầu tư đang dấn bước trên thị trường này.

Thời gian hành động trên thị trường Trung Quốc đã tới.

Theo Seafood Source
Admin

Luckin Coffee hợp tác với Louis Dreyfus ra mắt các đồ uống trái cây

Bài trước

Vận chuyển hàng không đã mở tung thị trường Trung Quốc cho cá hồi Chile ra sao?

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư