Costa Rica sẽ tham gia cùng các nước sản xuất cà phê khác trong khu vực và bắt đầu trồng cà phê Robusta, từ bỏ lệnh cấm kéo dài 30 năm tại nước này đối với loại cà phê có khả năng kháng bệnh tốt hơn và thích hợp trồng ở nhiệt độ cao hơn cà phê Arabica, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Costa Rica cho hay.

Quyết định cho phép sản xuất cà phê Robusta của bộ này vẫn cần sự phê chuẩn của Tổng thống Luis Guillermo Solis trước khi có hiệu lực. “Sẽ có một văn bản quy định hoạt động sản xuất cà phê Robusta tại các khu vực cụ thể mà cơ quan chuyên trách cà phê ICAFE sẽ quyết định để tránh lẫn lộn giữa các loại cà phê, bao gồm cả quá trình sau thu hoạch”, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Felipe Arauz cho hay.

Costa Rica là một trong những nhà sản xuất cà phê quy mô nhỏ hơn tại khu vực Trung Mỹ, nhưng nổi tiếng bởi các loại cà phê Arabica chất lượng cao. Cà phê Robusta được trồng ở độ cao thấp hơn và có vị đắng hơn cà phê Arabica vốn thường có giá cao hơn, thường được sử dụng làm cà phê hòa tan hoặc phối trộn với vai trò nguyên liệu giúp làm giảm giá thành. Robusta cũng được sử dụng để tạo bọt trong một số loại cà phê espresso. “Nếu chúng ta tiến đến trồng cà phê Robusta, quy trình cần được tiến hành tuần tự, theo kế hoạch và hợp lý về mặt kỹ thuật”, ông Arauz nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm ICAFE sẽ quyết định các khu vực để trồng cà phê Robusta và các giống nào sẽ được cho phép.

Động thái của Costa Rica diễn ra khi biến đổi khí hậu đang khiến trồng cà phê Robusta trở nên hấp dẫn hơn và số lượng ngày càng lớn nông dân tại Mỹ Latin bắt đầu trồng loại cà phê giá rẻ hơn này. Đến năm 2050, diện tích phù hợp để trồng cà phê trên toàn cầu dự báo giảm tới 50% và rủi ro đối với sản xuất cà phê Arabica là nhiệt độ tăng và đối vơi sản xuất cà phê Robusta là tăng biến động thời tiết, theo nghiên cứu công bố năm 2017 trong tập san Climate Change.

Cà phê Robusta kháng chịu tốt hơn trong điều kiện nhiệt độ ấm hơn và với hàm lượng caffeine cao hơn, khiến cây này chống chịu tốt hơn một số loại dịch bệnh và vật hại. Nông dân trồng cà phê Arabica tại Trung Mỹ chịu thiệt hại nặng nề bởi sự lây lan của dịch nấm roya năm 2012.

Tại các vùng đất thấp hơn, vốn khó phát sinh dịch nấm roya hơn, một số nông dân trồng cà phê đang coi cà phê Robusta là lựa chọn thay thế do nhiều giống cà phê Robusta chống chịu tốt hơn với loại nấm này và giá thành sản xuất thấp hơn cà phê Arabica.

Giám đốc ICAFE Ronald Peters xác nhận rằng cơ quan này ủng hộ đề xuất xóa bỏ lệnh cấm sau nghiên cứu tác động tiến hành năm 2016. “Tất nhiên luôn xuất hiện các ý kiến trái chiều. Lệnhc ấm này được phê chuẩn bởi các lý do kiểm dịch thực vật đã không còn hợp lý”, ông cho biết. Chúng tôi sẽ xác định khu vực nào có thể trồng cà phê Robusta”, cho biết thêm các khu vực trồng cà phê Robusta không nên là các khu vực phù hợp cho trồng cà phê Arabica, nhưng quy mô sẽ phụ thuộc vào mức độ nông dân quan tâm tới việc trồng cà phê Robusta.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành cho rằng cà phê Robusta là một mối đe dọa đối với uy tín toàn cầu của Costa Rica là một nước xuất khẩu cà phê Arabica chất lượng cao. “Các ý kiến phản đối có thể giải quyết bằng quy hoạch khu vực trồng cà phê Robusta rõ ràng và thông qua đàm phán với nông dân. Chúng tôi tin rằng nếu triển kahi đúng đắn thì sẽ không có hiệu ứng tiêu cực lên cà phê Arabica”, ông Arauz phát biểu. vị bộ trưởng này cho rằng cà phê Robusta là một lựa chọn tốt cho các khu vực quá nóng và quá ẩm cho cà phê Arabica và nơi các lựa chọn trồng trọt là dứa và chuối, cũng là các nông sản xuất khẩu chính của Costa Rica. “Chúng ta cần tạo thêm công ăn việc làm và sự thịnh vượng cho các khu vực sản xuất nông nghiệp mà dứa vẫn là cây trồng sinh lời nhất”.

Theo Reuters
Admin

Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm 18% trong tháng 6/2019

Bài trước

Chi phí tăng đẩy cà phê vào tình trạng căng thẳng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao