Trong thập kỷ qua, loại thảo mộc ít được biết đến, có độ ngọt gấm 200 lần đường đã phát triển thành ngành công nghiệp trị giá 4 tỷ USD toàn cầu, xuất hiện trong mọi thứ, từ Coca-Cola đến sốt cà chua Heinz. Đó không hề là một khởi đầu tồi cho một sản phẩm mà nhiều người nghĩ là có hậu vị đắng.

Cây cỏ ngọt (stevia), có thể được chế biến thành chất làm ngọt không chứa calorie, đang nhanh chóng trở thành một lựa chọn thay thế cho đường. Tiêu dùng stevia đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2011 – 2016, theo dữ liệu từ Euromonitor. Trong khi stevia vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh số bán chất làm ngọt, các công ty như Cargill và ED&F đang tăng đầu tư vào loại nguyên liệu này, bao gồm cải thiện vị của stevia. “Đây là thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn”, theo Jonathan Hugh, trưởng văn phòng công nghiệp nông nghiệp tại ED&F Man Luân Đôn, hiện đang có cổ phần tại Unavoo Sweetener, chuyên sản xuất chất làm ngọt từ stevia.

Tìm thấy lựa chọn thay thế đường có làm lượng calorie thấp không làm thay đổi khẩu vị của các thương hiệu nổi danh, từ lâu đã tìm kiếm các giải pháp cho ngành thực phẩm, đặc biệt là tốc độ đáng báo động tình trạng béo phì và tiểu đường trên thế giới. Nhiều năm qua, công cuộc tìm kiếm này đã dẫn đến sự ra đời của nhiều chất làm ngọt nhân tạo nhưng nhiều người tiêu dùng không hài lòng với các sản phẩm này hoặc lo lắng về việc tiêu thụ các phụ gia hóa chất.

Stevia, thường được quảng cáo là chất làm ngọt tự nhiên bởi được chiết xuất từ cây, gần như không chứa calorie và có hàm lượng glycemic bằng 0, nghĩa là thích hợp cho cả những người bị tiểu đường.

Được đặt tên theo một nhà thực vật học Tây Ban Nha, stevia là một nhánh của cây hoa hướng dương sinh trưởng tại Nam Mỹ hàng trăm năm qua. Stevia không đực chú ý cho tới năm 2008, khi Cargill – một trong nhngx công ty nông nghiệp lớn nhất thế giới – ra mắt chất làm ngọt Truvia làm từ stevia tại Mỹ.

Nhu cầu tăng nhanh kể từ đó, đặc biệt là sau khi EU phê duyệt sử dụng stevia trong thực phẩm. Giờ đây, stevia được sử dụng trong món salad, kẹo cao su và cả khăn lau mặt cho trẻ em. Cây stevia sinh trưởng trong điều kiện ấm và nhiều nắng, hiện đang được trồng tại nhiều nơi, bao gồm Paraguay, Kenya, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam, Ấn Độ, Argentina và Colombia.

Hơn 10.000 các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chứa stevia đã được ra đời trong 5 năm qua, với hơn 70% được ra mắt trong 3 năm qua, theo công bố của PureCircle Ltd., một nhà sản xuất stevia tại Malaysia, một phần thuộc sở hữu của Olam và Wilmar cho biết.

Theo Bloomberg
Admin

Nhu cầu đường của Ấn Độ tăng mạnh trong đợt nắng nóng và mùa bầu cử

Bài trước

Sản lượng đường Thái Lan giảm do hạn hán

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường