Đầu tư

Doanh nghiệp chăn nuôi Trung Quốc tiến vào khu vực Đông Nam Á

Một doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến thịt hàng đầu Trung Quốc đang muốn khai thác nguồn cung gia súc từ Đông Nam Á, với một trung tâm giết mổ và kiểm dịch gia súc dự kiến được đầu tư tại Ruili, tại biên giới với Myanmar. Tổng vốn đầu tư dự kiến cho nhà máy giết mổ công suất 50.000 đầu gia súc hàng năm vào khoảng 1,8 tỷ NDT, cùng với các cơ sở chế biến thịt, da và nội tạng.

Gia súc tại Myanmar rất dồi dào và giá rẻ - chỉ trung bình 8.000 NDT/con, so với 12.000 NDT/con tai Trung Quốc, theo nhận định từ Dakang. Công ty đã ký “Thỏa thuận về dự án kiểm tra kiểm dịch xuyên biên giới Ruili” với các nhà chức trách tại tỉnh Ruili và Vân Nam là các bên khác trong thỏa thuận. Bốn bộ của Trung Quốc và các cơ quan liên quan đã cam kết hỗ trợ dự án, theo công ty Dakang: Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại cùng với Tổng cục Hải quan và AQSIQ – cơ quan kiểm dịch và quản lý chất lượng thực phẩm của Trung Quốc.

Có trụ sở tại tỉnh miền Trung Hồ Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán Shenzhen, Hunan Dakang International Food and Agriculture trước đây vốn tập trung vào sản xuất TACN, chăn nuôi lợn và cừu, nhưng sau đó đã mở rộng sang thịt bò, sữa và các hàng hóa khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Công ty này có dấu ấn đầu tiên trên thị trường quốc tế vào năm 2016 khi theo đuổi thương vụ thâu tóm trang trại sản xuất thịt bò rất lớn của Úc là S Kidman. Thương vụ này đã bị hủy sau khi các nhà chức trách Úc khép lại, nhưng đầu năm 2017, công ty này tiếp tục công bố kế hoạch 5 năm về thâu tóm các tài sản trong ngành thịt và sữa tại Úc, cũng như các hoạt động sản xuất đậu tương tại Brazil và các nhà máy chăn nuôi lợn tại châu Âu.

Cuộc đổ bộ của Dakang vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc tại Đông Nam Á có vẻ rất tham vọng, nhưng có nhiều triển vọng, xét đến các tham vọng của Trung Quốc trong việc thu hút các nền kinh tế Đông Nam Á và Nam Á hợp tác với nước này, cũng như các nhà cung cấp nguyên liệu thô. Đáng chú ý, chi phí lao động tại Myanmar và Việt Nam chỉ bằng chưa đến 50% lương công nhân trung bình tại Trung Quốc, khiến chi phí sản xuất thực phẩm tại các nước này rẻ hơn rất nhiều.

Ruili là thành phố tại tỉnh Vân Nam, trở thành một trung tâm chiến lược đối với các kế hoạch thương mại của Trung Quốc, xét đến địa thế biên giới của khu vực này với Việt Nam và Lào về phía Nam và với Myanmar về phía Tây. Đối với Myanmar, các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể kết nối tới Bangladesh và Ấn Độ. Do đó, Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt cao tốc và các đường ống năng lượng kết nối Vân Nam với Đông Nam Á và Đông Á.

Đây vốn đã là kênh giao thương các nguyên liệu thô từ Myanmar vào Trung Quốc, phần lớn vận hành bởi cộng đồng thiểu số Kachin và các thương nhân có thể đi lại tự do giữa Myanmar và Trung Quốc nhờ có căn cước công dân kép. Trong các nỗ lực tăng cường năng lực cho các nhà chức trách Kachin tại Trung Quốc, năm 2010, chính phủ nước này đã cho phép Ruili triển khai các chính sách kinh tế đặc biệt và xây dựng một khu vực thương mại tự do, nghĩa là hàng hóa Trung Quốc có thể lưu thông xuyên suốt trong khi hàng trăm xe tải chở trái cây, ngọc bích và gỗ từ Myanmar chuyển sang Trung Quốc. Nếu kế hoạch của Dakang thành công, gia súc sẽ chuyển từ Myanmar tới nhà máy giết mổ tại Ruili.

Theo Global Meat News
Admin

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Đông Nam Á tăng 14,6%

Bài trước

Việt Nam nằm trong nhóm thị trường mục tiêu tại Đông Nam Á của xuất khẩu thủy sản Alaska

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư