Tổng sản lượng khai thác cá nổi nhỏ toàn cầu năm 2017 được dự báo tăng 7% so với năm 2016. Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này là dự báo sản lượng cá cơm Peru tăng. Sản lượng cá thu Đại Tây Dương và cá trích Đại Tây Dương cũng tăng, mặc dù không mạnh bằng mức tăng sản lượng cá cơm.

Mức tăng tổng cộng sản lượng cá thu và cá trích năm 2017 là khoảng 4% so với năm 2016. Mức tăng này sẽ gây áp lực lên giá, nhưng do mức tăng tương đối nhỏ nên giá được dự báo sẽ không biến động mạnh. Thay vào đó, biến động tỷ giá có thể sẽ đóng vai trò lớn hơn trong tạo lập giá trên thị trường.

El Nino, hiện tượng thời tiết đã tác động tiêu cực lên khai thác cá cơm Peru trong 3 năm qua, hiện đã biến mất. Theo một nhà phân tích tại công ty khai thác thủy sản Peru trong bài trình bài tại NASF hồi tháng 3 vừa qua, nguồn lợi cá cơm đang phục hồi nhanh.

Cá thu

Bộ trưởng Nghề cá Scotland đã quyết định giữ 12% hạn ngạch khai thác cá thu của nước này ở trạng thái treo để phân tích xem bao nhiêu cá thu cập cảng Scotland. Theo Bộ trưởng, một lượng lớn cá thu do Scotland khai thác lại cập cảng các nước khác, và ông muốn thay đổi điều này. Mặc dù Na Quy đang lên tiếng cho rằng đây là một động thái “mang tính bảo hộ”, họ đã quen với vấn đề này, mặc dù họ cũng muốn có đủ nguồn cung cá thu nguyên liệu cho ngành khai thác biển. Các nhà chức trách Na Iy đang khuyến khích các tàu cá Na Uy tăng cường khai thác tại vùng biển Na Uy, đồng thời vẫn muốn các nước khác tới neo đậu để cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến trong đất liền.

Đông Á đang nổi lên là thị trường lớn cho cá thu đông lạnh. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tổng cộng giao dịch 595.000 tân cá thu đông lạnh trong năm 2016. Loại cá được giao dịch tại châu Á bao gồm cả cá thu Thái Bình Dương giá rẻ và cá thu Đại Tây Dương châu Âu đắt đỏ hơn. Về giá trị, 3 nước châu Á trên tổng cộng nhập khẩu đến 54,3% tổng nguồn cá thu Na Uy năm 2016. Các thị trường quan trọng khác cho cá thu Na Uy là Hà Lan (11,1%, Nigeria 4,2%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3%).

Tại Peru, Bộ sản xuất đặt hạn ngạch cá song năm 2017 là 100.000 tấn, tăng 7,5% so với năm 2016. Đồng thời, Chile cũng tăng hạn ngạch cá song thêm 1% lên 300.000 tấn. Trong khi Peru chủ yếu khai thác cá song cho tiêu dùng thực phẩm, tại Chile, cá song được phile và đông lạnh, với phần lớn được chế biến thành bột cá.

New Zealand hàng năm khai thác khoảng 36.000 – 50.000 tấn cá sòng, và phần lớn (khoảng một nửa) số này được xuất đến thị trường Nhật Bản. Thời gian khai thác chính là tháng 12 – tháng 1, và sau đó là tháng 6. Người tiêu dùn Nhật Bản ưa chuộng cá sòng cỡ lớn hơn, và trong năm 2017, giá cá song cỡ lớn đã tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu do nguồn cung giảm.

Cá trích

Hiện vẫn còn cuộc tranh luận lớn vè hạn ngạch khai thác cá nổi bé do Faroe Islands đặt ra. Faroe Islands đã tự đặt hạn ngạch NVG cá trích ở mức 125.597 tấn, chiếm 19,4% tổng hạn ngạch cho loại cá này. Đồng thời, Faroe Islands cũng đặt hạn ngạch khai thác cá tuyết lam ở mức 476.902 tấn. Ngàn khai thác thủy sản Na Uy hiện đang biểu tình và cho rằng hành động đơn phương này của Faroe Islands không đóng góp vào quản lý bên vững dài hạn nguồn lợi cá này.

Từ đầu tháng 1 vừa qua, ngành khai thác ca trích Na Uy đã hoạt dộng tốt và chỉ trong tuần đầu tiên, sản lượng cập cảng đã đạt 17.300 tấn.

Khai thác tốt nguồn cá trích, mặc dù phần lớn là cá nhỏ, vẫn gây áp lực lên giá hồi đầu năm nay. Giá tối thiểu Na Uy đặt ra cho cá trích đã hạ vài lần. Ngày 22/2, giá tối thiểu giảm xuống còn 4,18 – 5 NKr cho nhóm 5 (cỡ 125g và nhỏ hơn) và 6,28 NKr cho nhóm 1 (350g trở lên).

Cá trứng

Những người khai thác cá trứng Na Uy diễn biến thuận lợi nhưng tình hình trái ngược tại Iceland hồi đầu năm. Giá cá trứng ở mức cao, khoảng 6,8 – 7,49 NKr/kg, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, khi đợt cá khai thác đầu có giá từ 3 – 4 NKr/kg. Theo các nhà khai thác, cá trứng năm 2017 có kích thước và chất lượng tốt.

Tổng hạn ngạch khai thác cá trứng tại các vùng nước Iceland gần đây tăng thêm 57.000 tấn lên 299.000 tấn. Hạn hạch của Iceland là 196.000, tăng từ 100.000 trong năm 2016, trong khi hạn ngạch của Na Uy tại các vùng nước này là 40.000 tấn. Năm 2017, vùng biển Barents không cấp hạn ngạch khai thác cá trứng.

Cá cơm

Triển vọng khai thác cá cơm Nam Mỹ năm 2017 rất tích cực. Sản lượng khai thác được dự bsao tăng mạnh, bất chấp các báo cáo nguồn lợi thủy sản chỉ ra tình trạng ít sáng sủa hơn nhiều.

Peru đã đóng mùa khai thác cá cơm năm 2016 vào tháng 1. Ở thời điểm bấy giờ, sản lượng khai thác đạt 1,73 triệu tấn, trong tổng hạn ngạch 2 triệu tấn. Ngành khai thác cá cơm Peru đóng cửa sớm do nguồn cá cơm cho thấy các dấu hiệu đang bước vào thời kỳ sinh sản. Đến cuối năm 2016, Peru đã khai thác 68% hạn ngạch cá cơm. Tổng cộng 1,35 triệu tấn cá cơm đã cập cảng khu vực Trung Bắc của nước này.

Thương mại

Năm 2016, xuất khẩu cá nổi nhỏ của Na Uy đạt 674.000 tấn, trị giá 7,8 tỷ NKr, tương đương 950 triệu USD, giảm 15% về lượng so với năm 2015 nhưng tăng 11% về giá trị. Giá trị tăng nhờ giá cá trích và cá thu đều tăng, khi hạn ngạch thấp và nhu cầu mạnh tại các thị trường chính của Na Uy.

Xuất khẩu cá thu Na Uy đạt 309.400 tấn FOB biên giới Na Uy, trị giá 4,1 tỷ NKr, tăng 12,2% về lượng và 6,6% về giá trị. Đối với cá trích, xuất khẩu cá trích Na Uy năm 2016 đạt 224.300 tấn, trị giá 3 tỷ NKr, tăng 4% về lượng và 25,7% về giá trị so với năm 2015.

Xuất khẩu cá thu của Trung Quốc tăng mạnh 57,0% trong năm 2016 lên 262.400 tấn, giá trị đạt 462,1 triệu USD, tăng 55,6% so với năm 2015. Thị trường chính là Philippines, chiếm 19% tổng xuất khẩu, theo sau là Thái Lan (15,5%) và Indonesia (15,2%).

Nhập khẩu cá thu đông lạnh của Nga tăng 21,9% trong năm 2016 lên 76.800 tấn. Trước đó, Na Uy là nhà cung cấp chính nhưng từ khi lệnh cấm vận tồn tại, Nga không còn nhập khẩu cá thu từ Na Uy. Thay vào đó, các nhà cung cấp chính là Faroe Islands (69,5%), Greenland (14,5%) và Trung Quốc (11,5%).

Hà Lan chỉ tăng nhẹ xuất khẩu cá trích đông lạnh trong năm 2016, từ 157.700 tấn năm 2015 lên 159.400 tấn năm 2016 (+1,1%). Các thị trường chính bao gồm Nigeria (40,8%), Ai Cập (26,2%) và Malta (14,7%). Giá xuất khẩu của Hà Lan giảm nhẹ, dẫn đến giá trị xuất khẩu cá trích của Hà Lan giảm 3,3% trong năm 2016 xuống còn 131,9 triệu USD.

Ngược lại, Na Uy có tăng trưởng xuất khẩu cả về lượng và giá trị. Lượng xuất khẩu tăng 0,4% lên 101.200 nhưng giá trị xuất khẩu tăng tới 10,6% lên 115,7 triệu USD. Các thị trường chính là Ukraine (34.,4%), Lithuania (15,5%) và Ai Cập (12%). Na Uy đã tìm được các thị trường thay thế cho thị trường Nga. Iceland, ngược lại, vẫn đang trong quá trình tìm kiếm các đối tác mới.

Xuất khẩu cá trích đông lạnh của Nga giảm mạnh trong năm 2016, từ 136.900 tấn năm 2015 xuống còn 100.600 tấn năm 2016, tương đương giảm 26,5%. Các thị trường chính là Trung Quốc (76,4%), Triều Tiên (14,3%) và Ukraine (2,8%).

Nhật Bản giảm nhập khẩu cá trích tươi và đông lạnh từ 26.300 tấn năm 2015 xuống còn 21.800 tấn năm 2016, tương đương giảm 17,1%. Các nhà cung cấp chính cho Nhạt Bản là Mỹ (54,1%), Nga (21,1%) và Canada (13,3%).

Theo Globefish 
Admin

Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản Na Uy lớn nhất tại Đông Nam Á

Bài trước

Nông dân sản xuất cá hồi Na Uy chính thức từ biệt nguồn đậu tương từ Brazil

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc