Trong năm tài khóa 2016-17, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt 5,78 tỷ USD và nước này kỳ vọng con số này sẽ vượt 6 tỷ USD trong năm tài khóa 2017-18, chủ yếu dựa vào nhu cầu tăng đối với tôm Ấn Độ trên thị trường thế giới.

Tôm nuôi chiếm khoảng 70% giá trị xuất khẩu tôm của Ấn Độ, cho thấy khuynh hướng tăng nuôi tôm tại nước này, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, vốn là loại tôm đang có nhu cầu cao hơn trên thị trường hiện nay. “Chỉ tôm là mặt hàng thủy sản duy nhất của Ấn Độ được tiêu thụ tốt trên thị trường Mỹ”, theo nhận định của ông Kenny Thomas, nhà xuất khẩu kiêm phó chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ cho hay.

Theo quan điểm của ông Thomas, tôm Ấn Độ đã thống trị thị trường Mỹ kể từ khi nguồn cung tôm từ Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác giảm do vấn đề dịch bệnh trong vài năm qua. “Ngay cả khi Thái Lan khôi phục hoàn toàn sản xuất thì xuất khẩu tôm Ấn Độ vẫn không bị đe dọa, với vị thế hiện nay”, ông Thomas chỉ ra Mỹ chiếm 30% thị phần xuất khẩu tôm Ấn Độ, theo sau là 29% thị phần của Đông Nam Á – là khu vực nhập khẩu tôm của Ấn Độ để gia công tái xuất.

Theo ông S Muthukaruppan, nguyên chủ tịch Cộng đồng các chuyên gia thủy sản nuôi, trong 2 năm qua, xuất khẩu thủy sản tăng mạnh dẫn đến số trang trại nuôi tôm tại một số bang của Ấn Độ mọc lên như nấm, trong khi sản lượng của các trại nuôi tôm đang hoạt động cũng tăng. “Sản xuất bội thu và nếu khuynh hướng này tiếp diễn, sản xuất tôm tại Ấn Độ có thể chạm ngưỡng 500.000 tấn”.

Tuy nhiên, giá tôm Ấn Độ giảm nhẹ trong năm vừa qua, khoảng 0,31 – 0,46 USD/kg đối với tôm cỡ 30 con/kg. Và theo ông M Nagesh, giám đốc tài chính của Nekkanti Sea Foods, các nhà xuất khẩu cũng lo ngại về vấn đề tỷ giá, khi đồng Rupee tiếp tục tăng giá so với đồng USD.

Theo FIS
Admin

Sự trở lại của tôm sú

Bài trước

Ecuador chiếm 54% tổng giá trị nhập khẩu tôm thẻ chân trắng đông lạnh của Hàn Quốc

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt