0

Bất chấp đại dịch và các căng thẳng chính trị trên toàn cầu đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các chuỗi cung ứng, khan hiếm nguồn cung nguyên liệu thô và chi phí logistics tăng, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn tăng. Trong quý 1/2022, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều doanh nghiệp nội thất Việt Nam đã ký hợp đồng cho cả năm 2022.

Tăng trưởng trong 2 thập kỷ

Theo thống kê, trong năm 2021, gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đã hiện diện tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 15,96 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng 2 con số giúp đưa nhóm hàng hóa này lọt top 10 nhóm hàng hóa xuất lớn nhất của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về sản xuất các sản phẩm gỗ và nội thất, là nước xuấ khẩu lớn thứ 2 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc là 5 thị trường chính của gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam với giá trị xuất khẩu 14,27 tỷ USD, chiếm 90,4% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành.

Theo Tổng cục Lâm sản thuộc Bộ NNPTNT, nhóm hàng hóa xuất khẩu này liên tục tăng trưởng trong 2 thập kỷ, từ 219 triệu USD trong năm 2000 lên 15,96 tỷ USD trong năm 2021- tốc độ tăng trưởng không ngành nào khác có được. Thặng dư thương mại sản phẩm này cũng tăng từ 2,5 tỷ USD trong năm 2010 lên 5 tỷ USD vào năm 2015, 10,6 tỷ USD vào năm 2020 và 13 tỷ USD vào năm 2021. Các chuyên gia cho rằng các kết quả này đạt được là nhờ Việt Nam đã hình thành một chuỗi sản xuất. Thay vì xuất khẩu nguyên liệu thô như các ngành khác, ngành gỗ Việt Nam chế tạo các nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cùng cho xuất khẩu. Ví dụ, trong năm 2021, xuất khẩu gỗ các loại (nguyên liệu thô, ván gỗ các loại) đạt 3,74 tỷ USD, tăng 31,7% trong năm 2020; xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16,1% và xuất khẩu các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 34,7% trong cùng kỳ so sánh.

Đáng chú ý, phần lớn các sản phẩm gỗ tiêu dùng của Việt Nam được sản xuất từ các nguyên liệu thô rừng trồng. Trong những năm gần đây, nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam giảm mạnh. Thay vào đó, Việt Nam sử dụng tới 75 – 80% gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Hiện ngành chế biến gỗ và lâm sản sử dụng hơn 500.000, trong đó lao động được đào tạo và lao động dài hạn chiếm 55 – 60%. Năng suất lao động trung bình của ngành là 25.000 USD/người/năm, tăng 25% so với năm 2015 và 47% so với năm 2010.

Biến rừng thành vàng

Đầu thagns 3/2022, phó thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định phê duyệt dự án phát triển ngành chế biến gỗ bền vững và hiệu quả trong giai đoạn 2021 – 2030. Dự án đặt ra các mục tiêu cụ thể, bao gồm: Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ đạt 20 tỷ USD trong năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó doanh thu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt lần lượt hơn 18,5 tỷ USD và hưn 20,4 tỷ USD; giá trị tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ trên thị trường nội địa sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2025 và hơn 6 tỷ USD vào năm 2030.

Ngoài ra, hơn 80% các cơ sở chế biến gỗ sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại; 100% gỗ và các sản phẩm gỗ cho xuất khẩu cũng như tiêu dùng nội địa được chế biến từ nguồn gỗ hợp pháp có chứng nhận quản lý rừng bền vững.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết trong một hội nghị ần đây là thị trường nội thất thế giới đạt giá trị khoảng 450 tỷ USD/năm nên ngành gỗ và nội thất gỗ Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, ngành cần có tầm nhìn trung và dài hạn, đặc biệt là đối với các nguồn gỗ rừng trồng nội địa. Theo kế hoạch của Việt Nam, sản lượng gỗ nguyên liệu thu hoạch từ rừng trồng nội địa sẽ đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030. Các chuyen gia cho rằng cần có sự phát triển bền vững cho ngành thì cần xây dựng thương hiệu “gỗ Việt Nam” trên thị trường quốc tế.

Theo VNS

Admin

Hệ thống mới cải thiện quản lý chuỗi sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Bài trước

Các nhà xuất khẩu gạo cảm nhận rõ rệt khó khăn kinh doanh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ