Hạt điều

Hơn 100.000ha trồng điều tại Campuchia bị đốn hạ do giá điều giảm thấp

0

Suy giảm về lượng, giá lẫn chất lượng hạt điều năm 2022 đang khiến hàng loạt nông dân trên khắp Campuchia đốn hạ hoặc bỏ hoang hơn 100.000ha trồng điều, theo cập nhật mới nhất của Hiệp hội Hạt điều Campuchia (CAC), làm dấy lên những lo ngại về khả năng nhu cầu quốc tế bị dự báo quá mức.

Con số trên tương đương hơn 12% tổng diện tích trồng điều dự kiến thu hoạch trong năm 2022. Ngoài ra, lượng cây bị đổ hoặc bị bỏ hoang chiếm tới hơn 20% diện tích đất được kê trong dữ liệu chính thức – diện tích trồng điều là 490.000ha. Dữ liệu vệ tinh gần đây từ CAC cho thấy diện tích trồng điều rải rác trên cả nước của Campuchia lên tới gần 800.000ha.

Phản ứng trước thông tin trên, chủ tịch CAC Uon Silot cho biết khoảng 300.000ha trồng điều không theo quy hoạch được trồng rải rác ở những nơi được gọi là “vùng đệm”. Ông hco biết hiệp hội đã đánh giá rằng đến hết năm 2022, Campuchia có thể thu hoạch sản lượng điều từ 570.000 – 600.000 tấn, nhưng hco hay con số thực tế thấp hơn dự báo do tác động của các hình thái thời tiết cực đoan. Ông Silot phản pháo và cho rằng các ước tính về sản lượng và giá trước đó do CAC cung cấp phần lớn là chính xác, xác nhận rằng tất cả các dự báo đều dựa trên nhu cầu, định giá và các phương thức ước tính từ các đợt khảo sát thực địa, đánh giá thị trường thế giới. “Trong tháng 1/2022, chúng tôi ước tính năng suất điều sẽ giảm 10 – 30%, sau đó dự báo mức giảm tới 50%. Chúng tôi biết diện tích trồng điều thay đổi mạnh do nông dân chặt hạ hàng loạt, đặc biệt là tại các tỉnh Preah Vihear, Kampong Thom và Stung Treng”, ông cho hay. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng nông dân đang chặt hạ các cây điều non trong bối cảnh năng suất và giá đồng loạt giảm.

Nok Bunthon, một nông dân kiêm chủ tịch Hiệp hội Điều Kampong Thom cho biết một số nông dân trong tỉnh quyết định đốn hạ cây điều và quay lại trồng sắn để ứng phó với điều kiện sản xuất- kinh doanh bất lợi hiện nay. “Ngoài năng suất giảm do thời tiết, các thương lái đồng loạt hạ giá, từ khoảng 4.000 riel/kg xuống còn khoảng 2.000 riel/kg. Đồng thời, giá phân bón, nhân công và nhiên liệu lại đồng loạt tăng, khiến nông dân đi tới quyết định đốn hạ cây điều bởi nếu giữ thì thua lỗ còn nặng nề hơn”, ông cho biết. “Chúng tôi đề xuất rằng CAC nên ban hành các khuyến nghị về tinh thần kiên nhẫn và hướng dẫn một số biện pháp giúp giảm chi phí”.

Tại Lai Huot, chủ sở hữu Chey Sambor Cashew Nut Processing Handicrafts tại Kampong Thom quan sát thấy hoạt động thu mua hạt điều từ nông dân suy yếu trong năm nay. Bà cho biết Top Planning Japan Co Ltd (TPJ) sẽ có đợt thanh tra cuối cùng các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp này vào đầu tháng tới để cấp chứng nhận xuất khẩu sang Nhật Bản. Nếu thành công, sản phẩm có thể bắt đầu xuất khẩu từ đầu tháng 7, với lượng 10 tấn/tháng. “Trước đây chúng tôi lo ngại sản lượng hạt điều sẽ không đáp ứng các yêu cầu của phía Nhật Bản. Nhưng sau khi chúng tôi đề cập tới những khó khăn do suy giảm năng suất trong bối cảnh thời tiết bất lợi, phía Nhật Bản đang thích ứng với vấn đề này”.

Dữ liệu từ Bộ Nông lâm thủy sản Campuchia cho thấy trong quý 1/2022, xuất khẩu điều thô đạt 271.994,48 tấn, giảm 39,47%, trong khi chế biến đạt 213,41 tấn, tăng tới 311,83%. Việt Nam và Trung Quốc đại lục nhập khẩu lần lượt 271.980,9 tấn và 13,58 tấn điều thô từ Campuchia, với Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu điều chế biến lớn nhất của Campcuhia, ở mức 123,38 tấn, theo sau là Thái Lan (76 tấn), Nhật Bản (12,1 tấn) và Đài Loan (1,93 tấn).

Theo Phnompenh Post

Admin

Campuchia tìm cách tăng xuất khẩu hạt điều chế biến

Bài trước

Nông dân tại các tỉnh Đông Nam mất mùa hạt điều

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt điều