0

Khả năng thiếu hụt nguồn cung cá tra tại Việt Nam được dự báo trong 6 tháng qua đột nhiên trở nên rõ rệt, khiến các nhà chế biến và khách hàng đều lo ngại về khả năng và thời gian hoàn thành các hợp đồng, theo phỏng vấn với Undercurrent News.

Giá cá tra cổng trại tăng vọt trong tuần thứ 22 của năm 2022, chạm mức 26.000 đồng/kg. Các nguồn tin cho hay giá tiếp tục tăng sau đó và chạm mức 32.000 đồng/kg vào ngày 24/2.

Các đợt phong tỏa để kiểm soát lây nhiễm virus corona hồi năm ngoái khiến thị trường chậm lại và hàng loạt khó khăn trong chuỗi sản xuất và cung ứng xuất hiện, nên nông dân quyết định tạm ngừng thả nuôi cho tới hết quý 4/2021. Động thái này khiến nguồn cung cá tra nguyên liệu sụt giảm, đặc biệt ở phân khúc cỡ cá được ưa chuộng nhất, trở nên thiếu hụt rất nghiêm trọng và dự báo tình hình này sẽ kéo dài tới khoảng tháng 6 – 7.

Một nguồn tin phân tích tại Việt Nam cung cấp dữ liệu giá và xuất khẩu cho biết số liệu thống kê thả nuôi và thu hoạch cho thấy khả năng giá cá tra nguyên liệu sẽ neo ở mức cao trong dài hạn. “Chúng tôi dự báo giá cá tra nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng trong 1- 2 tháng tới, và sau đó có thể ổn định. Tôi nghĩ khả năng giá sẽ ổn định khoảng 4 – 5 tháng sau đó rồi giảm nhẹ nhưng tôi không cho rằng giá cá tra nguyên liệu sẽ quay trở lại mức trước đây”, ông nhận định. Chi phí đầu vào cho nông dân – con giống, TACN và các đầu vào khác – tăng mạnh trong năm 2022 hơn so với năm 2021, có thể góp phần giữ giá cá tra cổng trại duy trì ở mức cao ngay cả khi các đợt thu hoạch bắt đầu, ông cho biết thêm. Với mức giá cổng trai hiện ở mức 30.000 đồng/kg, nông dân thu lợi nhuận khoảng 5.000 đồng.kg, ông ước tính.

Bà Nguyễn Tâm, CEO của công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam là tập đoàn Vĩnh Hoàn, cho biết giá TACN không ngừng tăng từ đầu năm 2021 tới nay – là một yếu tố quan trọng đẩy chi phí sản xuất tăng. Bà tự tin cho rằng tình trạng thiếu nguyên liệu sẽ kéo dài và giá cá tra nguyên liệu sẽ tăng dần về cuối năm 2022. “Chúng tôi rất hy vọng sản xuất tại Việt Nam có thể duy trì ổn định xét tới tỷ lệ tiêm vắc xin cao tại Việt Nam và trong các nhà máy chế biến thủy sản. Chúng tôi đang vận hành bình thường về công suất và chưa ghi nhận gián đoạn nghiêm trọng tại các nhà máy”, bà cho biết thêm.

Bà Lê Thị Thùy Trang, giám đốc kinh doanh của văn phòng Siam Canadian tại Việt Nam, là một trong số các nguồn tin cho biết các nhà đóng gói cá tra tại Việt Nam đang trở nên rất lo lắng. “Các nhà đóng gói lo ngại rằng giá sẽ tiếp tục tăng nên họ đã ngừng mua và chào mức giá mới”, bà cho hay. Ông Bob Noster, giám đốc kinh doanh tại Seattle Shrimp and Seafood cũng xác nhận rằng các nhà đóng gói cá tra Việt Nam hiện không có chào bán mới do gặp khó khăn trong thu mua nguyên liệu từ nông dân”. Cả ông và bà Trang đều cho hay các nhà chế biên gặp nhiều khó khăn trong đảm bảo nguồn cung nguyên liệu để hoàn thành các hợp đồng đã ký, nhưng nông dân chọn không bán do tin rằng giá còn tiếp tục tăng và lợi nhuận có thể tăng trong bối cảnh chi phí đầu vào liên tục tăng. Do đó, các nhà chế biến không còn lựa chọn nào khác ngoài trì hoãn giao hàng, ông Noster cho biết. “Chi phí nguyên liệu dự báo tăng trong vụ thu hoạch tới trong tháng 3, sẽ càng khiến các nhà chế biến vẫn còn các hợp đồng đã ký trước đó chưa hoàn thành”.

Giá tăng khi xuất sang EU nhưng chỉ thị trường Mỹ sôi động

Bà Trang từ Siam Canadian trả lời phỏng vấn Undercurrent News cho biết “chỉ có thị trường Mỹ sôi động” đối với các sản phẩm cá tra tính tới cuối tháng 2. “Hiện tại, tất cả container tới Trung Quốc đều phải kiểm tra virus corona trên bìa carton bọc ngoài và các nhà đóng gói e ngại chào hàng sang Trung Quốc”, bà cho biết. “Các thị trường khác như EU kém sôi động hơn và khó bán sang do cước vận chuyển cao”. Các nhà phân tích cho biết chủng Omicron bắt đầu tác động lên các quốc gia châu Á, sau khi lây lan khắp Tây ban cầu.

“Nhập khẩu vào Trung Quốc, với tình hình biến chủng Omicron hiện nay, chúng tôi không chắc họ có áp thêm bất cứ biện pháp hạn chế gì mới hay không. Thị trường Trung Quốc trở nên quá khắt khe, các cửa khẩu đang mở cửa trở lại và hàng hóa bắt đầu thông quan vào Trung Quốc, nhưng luôn luon có những quy định hạn chế mới mà chúng tôi không thực sự chắc chắn về tương lai”. Trung Quốc trở lại vị thế tị trường lớn vào tháng 11 và 12 nhưng trong tháng 1/2022, kim ngạch nhập khẩu giảm tới 53% xuống còn 13.974 tấn. Dù vậy, mức kim ngạch này vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 và tương đương mức kim ngạch tháng 1/2019. CEO của Vĩnh Hoàn cho biết suy giảm xuất khẩu xảy ra do giai đoạn Tết nguyên đán nhưng các tác động về kinh doanh sang Trung Quốc do biến chủng Omicron vẫn chưa được ghi nhận.

Tại EU, nhập khẩu cá tra Việt Nam tăng trong những tháng gần đây với giá xuất khẩu sang thị trường này tăng vọt trong tháng 12 và tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 1. Một nguồn tin từ nhà nhập khẩu lớn tại châu Âu cho biết ông nhận được tin phần lớn các nhà chế biến Việt Nam phải thu mua cá tra từ các ao nuôi khác và giá tăng trong tháng 2/2022. Ông cho biết giá nhập khẩu cá tra phile kiểu EU, trọng lượng hơi là 3,25 – 3,4 USD/kg FOB và 4,8 – 5,05 USD/kg cho các sản phẩm chưa chế biến.

Đối với các lô hàng Việt Nam sang Mỹ, các cảng vẫn đang tắc nghẽn nghiêm trọng và cước vận chuyển ở mức cao, theo một nhà phân tích tại Việt Nam cho hay. Sau 2 tháng giảm giá, thị trường Mỹ ghi nhận tăng bất thường trong tháng 1/2022, với giá tăng tới 20,7% lên 4,49 USD/kg. Giá tăng vọt là do nhu cầu mạnh trùng với giai đoạn thiếu nguyên liệu thô, đặc biệt là cỡ hơn lớn hơn đôi chút mà các khách hàng Mỹ ưa thích – đẩy giá lên mức cao hơn cả so với năm 2019. “Phần lớn các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ là sản phẩm chế biến và phile cỡ to hơn thông thường, như cỡ 7/9oz, 8/10oz và 10/12oz, trong khi cỡ thương phẩm chính là 3/5oz và 5/7oz hiện đang thiếu nguồn cung và tình trạng này dự báo kéo dài cho tới cuối năm”, ông Noster nhấn mạnh. “Ngoài ra, khi các nhà đóng gói bắt đầu thu mua từ nông dân thì họ sẽ ưu tiên cho các hợp đồng đã ký và hoàn thành các hợp đồng này trước khi ký các hợp đồng mới”.

Cuối cùng, khi toàn ngành đang dự báo thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu và giá cao trong những tháng tới, vẫn có rủi ro nông dân thả nuôi quá mức và thặng dư nguồn cung trong khoảng 6 – 7 tháng – thời gian cá tra lớn cỡ thương phẩm lý tưởng cho xuất khẩu sang EU và Mỹ. “Đây có thể là một trong những vấn đề phát sinh do giá đang ở mức quá cao hiện nay. Có thể nông dân sẽ thả nuôi quá đà và nếu chu kỳ khoảng 6 – 7 tháng thì nguồn cung tăng mạnh và giá sẽ giảm trở lại. Nhưng tôi nghĩ tình hình sẽ khá ổn định trong vài tháng tới”. Tuy nhiên, thực tế là con giống hiện nay cũng đang thiếu nguồn cung và giá cao sẽ kìm chế tình hình phần nào, khiến những người nuôi không chuyên tiếp tục đứng ngoài thị trường.

Theo Undercurrent News

Admin

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài trước

Crisil: Doanh thu xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 5% vào năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản