Thịt

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 30/9

0

Việt Nam nhập khẩu 1,8 triệu liều vắc xin viêm da nổi cục

Cục Thú ý Việt Nam có kế hoạch nhập khẩu thêm 1,8 triệu liều vắc xin viêm da nổi cục do dịch bệnh đang nổi lên trên khắp cả nước, đưa tổng lượng nhập khẩu vắc xin lên 9 triệu liều, tăng so với kế hoạch 6 triệu liệu ban đầu. Tới tháng 8, dịch bệnh này đã xuất hiện ở 51 tỉnh với hơn 1.000 ổ dịch. Hơn 188.000 gia súc bị nhiễm bệnh và 25.000 con bị tiêu hủy. Dịch bệnh này đang đe dọa sản xuất thịt bò nội địa, vốn đã không đáp ứng đủ nhu cầu.

Chợ truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh mở cửa trở lại trong tháng 10

Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch nối lại hoạt động tại các chợ truyền thống từ ngày 1/10 sau 1,5 tháng đóng cửa do COVID-19. Để đảm bảo an toàn, thành phố sẽ mở dần các chợ và theo giai đoạn, với mỗi chợ mở cửa chỉ vận hành từ 10 – 50% công suất. Thành phố đặt mục tiêu mở cửa hoàn toàn tất cả các chợ vào cuối năm. Các thương nhân và nhân viên tại các chợ phải được tiêm phòng đầy đủ. Trước đại dịch, các chợ truyền thống chiếm 80% hàng hóa lưu thông buôn bán tại thành phố Hồ Chí Minh.

Nhu cầu thịt bò là tiềm năng cho ngành chăn nuôi gia súc Việt Nam

Nhu cầu tăng đối với thịt bò tại Việt Nam cho thấy tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi gia súc. Sản lượng thịt bò tại Việt Nam chỉ đáp ứng 30% nhu cầu nội địa, phần còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Chuyên gia nông nghiệp độc lập Văn Đức Mwòi cho biết chăn nuôi bò đòi hỏi vốn lớn cùng hệ thống bán lẻ và phân phối mạnh. Hiện chỉ một số ít công ty và các nhà đầu tư tại Việt Nam có thể chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, xét tới các điều kiện và môi trường kinh doanh, đây vẫn là một lĩnh vực kinh doanh sinh lời cao.

Các nhà xuất khẩu tôm Bangladesh thúc đẩy sản xuất tôm thẻ

Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh Bangladesh (BFFEA) đang thúc đẩy chính phủ phê duyệt sản xuất tôm thẻ. Họ chỉ ra rằng thị trường tôm sú mất khả năng cạnh tranh trên các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, chính phủ hco biết họ cần tiến hành thêm thử nghiệm đối với sản xuất tôm thẻ. An toàn cho các giống tôm bản địa là mối quan tâm chính. Hiện 2 dự án thử nghiệm nuôi tôm thẻ mang tới những kết quả tích cực. BFFEA cho biết 80% thị trường tôm toàn cầu là tôm thẻ - loại tôm có giá hợp túi tiền hơn.

Louis Dreyfus đóng cửa nhà máy nghiền đậu tương tại Trung Quốc

Louis Dreyfus vừa thông báo sẽ đóng cửa vận hành một nhà máy nghiền đậu tương tại Trung Quốc. Công ty thông báo nguyên nhân là do chính sách giảm tiêu thụ năng lượng gây thiệt hại cho các nhà sản xuất. Nhà máy tại Thiên Tân có công suất nghiền hàng ngày là 4.000 tấn và đã đóng cửa từ ngày 22/9. Hai nhà máy khác trong thành phố cũng đã đóng cửa trong tuần này. Các nhà chức trách Trung Quốc đang tăng cường thực thi chính sách giảm phát thải trong những tuần gần đây, dẫn tới những hạn chế nghiêm ngặt về nguồn cung điện năng.

Nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam từ Úc tăng vọt 350%

Trong 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu lúa mì Úc của Việt Nam đạt gần 2,4 triệu tấn, tăng 355% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam nhập khẩu ngũ cốc chủ yếu cho ngành TACN. Theo Bộ Công thương, trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của Việt Nam  đạt 3,1 triệu tấn, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020. Úc hiện là nước cung cấp lúa mì lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 77% tổng kim ngạch. Trong khi đó, nhập khẩu lúa mỳ từ Mỹ, Nga, Canada giảm lần lượt là 34%, 86% và 84%.

Cargill sản xuất gà tẩm bột nguồn gốc thực vật tại Thái Lan

Cargill vừa đưa vào vận hành nhà máy sản xuất gà tẩm bột nguồn gốc thực vật nấu liền với thương hiệu PlantEver tại Thá Lan. Các sản phẩm có hàm lượng protein và chất xơ cao, hướng tới những người có chế độ ăn linh hoạt và đề cao sức khỏe. “Hương vị là ưu tiên của chúng tôi và chúng tôi tập trung vào cả hương vị lẫn dinh dưỡng”, theo ông Watcharapon Prasopkiatpoka, giám đốc điều hành Cargill Protein Southeast Asia. Sản xuất thân thiện môi trường do công ty sử dụng năng lượng tái tạo và ít nước hơn. Các sản phẩm đã có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, bao gồm Facebook và Lazada. Cargill có kế hoạch tung thêm nhiều sản phẩm thay thế thịt trong cuối năm 2021.

Các thị trường thịt gia cầm Đông Nam Á đồng loạt gặp khó do COVID-19

Các thị trường thịt gia cầm tại Đông Nam Á đang trải qua giai đoạn thụt lùi sâu, theo báo cáo quý 4/2021 về thị trường thịt gia cầm của Rabobank. “Nhu cầu giảm mạnh do các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, đóng cửa chợ truyền thống và nhu cầu ngành dịch vụ ăn uống giảm. Ngành thịt gia cầm còn chịu tác động của tình trạng sức khỏe của công nhân và các quy định COVID-19 khắt khe tại các nhà máy, đang làm suy yếu ngành này”, báo cáo cho hay. Các ngành thịt gia cầm tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đồng loạt giảm nguồn cung, nghĩa là khi COVID-19 được kiểm soát và các nền kinh tế mở cửa trở lại, giá thịt gia cầm sẽ tăng vọt do các vấn đề nguồn cung.

Theo Asian Agribiz

Admin

Xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực phẩm của Thái Lan kỳ vọng tăng mạnh

Bài trước

Thị trường hữu cơ trị giá 437 tỷ USD

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt