0

Hội thảo trực tuyến do Undercurrent News tổ chức, thảo luận về thương mại tôm toàn cầu, các xu hướng trên các thị trường chính, cùng với các chuyên gia bao gồm: Sophia Balod, tổng biên tập hãng phân tích thị trường châu Âu Seafood TIP, một công ty con của Kontali Analyze; Jeff Sedacca, CEO của nhà nhập khẩu tôm Mỹ Sunnyvale Seafood; Gulkin, nhà sáng lập công ty cung cấp thủy sản đông lạnh tại Thái Lan Siam Canadian; Gabriel Luna, chủ sở hữu công ty nuoi tôm tai Ecuador là GLuna Shrimp.

Giai đoạn 2012 – 2019, nhập khẩu tôm toàn cầu tăng 1,1 triệu tấn, tương đương 50% lên 3,15 triệu tấn trong năm 2019. Năm 2020, COVID-19 khiến nhập khẩu tôm toàn cầu ước giảm 3% xuống còn 3,042 triệu tấn – năm suy giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng nhưng mức giảm này thấp hơn nhiều so với dự báo hồi đầu đại dịch. Undercurrent News ước tính Trung Quốc chiếm 70 – 75% tăng trưởng nhập khẩu tôm toàn cầu trong giai đoạn nói trên. Nhập khẩu tôm của Trung Quốc tăng vọt từ 48.000 tấn năm 2012 lên ước đạt 800.000 tấn năm 2019 trước khi giảm khá mạnh trong năm 2020.

Trong 10 năm qua, nhập khẩu tôm tại Mỹ và EU đều tăng. Nhìn chung, các thị trường chính là Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm tổng cộng khoảng 77% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm về lượng và 80% về giá trị trên thị trường thế giới. Vì vậy, các thị trường này là các động lực lèo lái tình hình nhập khẩu và các xu hướng trong những tháng còn lại của năm 2021.

Nhìn vào tình hình nhập khẩu tôm của Trung Quốc và Việt Nam, mức tăng 15 lần trong kim ngạch nhập khẩu tôm vào Trung Quốc diễn ra sau khi dịch bệnh tôm chết sớm gây thiệt hại nặng cho nền sản xuất tôm có quy mô tương đối lớn của Trung Quốc vào năm 2010 – 2012 và do tầng lớp trung lưu lớn mạnh làm tăng nhu cầu tôm. Phần lớn tôm nhập khẩu vào Trung Quốc trong giai đoạn 2012 – 2019 thông qua kênh thương mại xám qua biên giới với Việt Nam. Sau khi kênh này bị triệt phá, hoạt động nhập khẩu tôm chủ yếu tại Trung Quốc hiện tập trung vào chính ngạch qua các cảng. Giảm nhập khẩu tôm tại Trung Quốc do COVID-19 chủ yếu do người tiêu dùng lo ngại về việc phát hiện dấu vết virus corona trên bao bì. Nếu không có giảm nhập khẩu tôm vào Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu tôm toàn cầu năm 2020 có thể đi ngang hoặc thậm chí tăng

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 2013 – 2020 (tấn):

 

Trung Quốc

Việt Nam

2013

64.554

108.179

2014

71.260

162.853

2015

96.162

218.058

2016

99.297

328.653

2017

111.390

460.469

2018

247.484

387.874

2019

707.223

102.530

2020

610.296

7.375

Nguồn: ITC, Hải quan Trung Quốc (mã HS 030617, 030616, 160521, 160529)

Trong hơn 10 năm qua, nhập khẩu tôm vào Mỹ tăng khá mạnh và năm 2020, Mỹ nhập khẩu khoảng 747.000 tấn tôm, tăng 40% trong giai đoạn 2012 – 2020, tương đương tốc độ tăng trưởng hàng năm 4,3%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm của EU trong cùng giai đoạn là 1,1% và trong năm 2020, nhập khẩu tôm của EU đạt 789.000 tấn, giảm 3% so với năm 2019. So với năm 2012, nhập khẩu tôm của Nhật Bản giảm 24% xuóng 210.000 tấn năm 2020.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2012 – 2020 (tấn)

 

Nhập khẩu tôm của Mỹ

2012

532.954

2013

504.620

2014

567.481

2015

582.699

2016

602.150

2017

664.792

2018

696.751

2019

699.391

2020

747.241

Nguồn: ITC

Về xu hướng nhập khẩu theo tháng, trong năm bình thường, nhập khẩu tôm của Mỹ tăng dần và đạt đỉnh vào tháng 10 – 11, sau đó giảm trở lại. Tháng cao điểm nhập khẩu thường cao hơn tháng thấp nhất khoảng 20.000 – 30.000 tấn. Năm 2020, tháng nhập khẩu thấp nhất là tháng 5 với 38.000 tấn, so với tháng 11 lên tới 82.000 tấn. Các chuyên gia của Undercurrent News dự báo trong mùa hè năm 2021, nhập khẩu tôm tại tất cả các thị trường nhập khẩu chính sẽ tăng do nguồn cung tăng lên theo chu kỳ sản xuất và các nhà nhập khẩu chuẩn bị cho Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Nhập khẩu tôm của EU cũng đạt cao điểm vào nửa cuối năm.

Nhập khẩu tôm EU năm 2012 – 2020 (tấn):

 

Nhập khẩu tôm EU

2012

749.840

2013

746.472

2014

764.333

2015

755.710

2016

799.037

2017

791.962

2018

819.266

2019

809.768

2020

788.700

Nguồn: ITC

Trong khi đó, nhập khẩu tôm của Trung Quốc có xu hướng đạt đỉnh vào tháng 11 – 12 do các nhà nhập khẩu chuẩn bị hàng cho kỳ nghỉ lễ năm mới, thường vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 hàng năm, sau đó giảm vào mùa hè và mức nhập khẩu tháng cao nhất có thể cao hơn tới 50.000 tấn so với tháng thấp nhất. Năm 2020, tháng thấp điểm là tháng 9 với 20.000 tấn và tháng cao điểm là tháng 11 với 60.000 tấn. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản cũng có xu hướng thấp nhất vào mùa xuân, sau đó tăng dần trong mùa hè và đạt mức cao nhất vào tháng 10 – 11 hàng năm.

Nhập khẩu tôm Nhật Bản năm 2012 – 2020 (tấn):

 

Nhập khẩu tôm Nhật Bản

2012

278.169

2013

259.725

2014

221.520

2015

212.836

2016

222.492

2017

233.104

2018

219.200

2019

221.620

2020

210.105

Nguồn: ITC

Về nhập khẩu theo nhà cung cấp, năm 2020, nhập khẩu tôm của Mỹ tăng 7% và tăng 10% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đó. Phần lớn lượng tăng đến từ Ecuador, với mức tăng tới 66% trong năm 2020 lên 126.000 tấn và tiếp tục tăng 37% trong quý 1/2021 lên 35.500 tấn. Trong khi đó, tôm Trung Quốc vẫn gặp khó trên thị trường Mỹ khi đối diện mức thuế tới 46%, đặc biệt là trên thị trường tôm tẩm bột mà Trung Quốc có thị phần lớn.

Nhập khẩu tôm Mỹ theo nhà cung cấp (000 tấn):

 

2020

Tăng trưởng

Thị phần

 

Q1/ 2021

Tăng trưởng

Thị phần

Ấn Độ

272

10%

36%

Ấn Độ

67

-3%

36%

Indonesia

161

21%

22%

Indonesia

42

15%

23%

Ecuador

126

66%

17%

Ecuador

35.5

37%

19%

Việt Nam

66

13%

9%

Việt Nam

14.5

44%

8%

Thái Lan

41

-18%

5%

Thái Lan

8

13%

4%

Trung Quốc

11

-46%

1%

Trung Quốc

1.8

-36%

1%

Khác

75

-34%

10%

Khác

16.5

-3%

9%

Tổng

747

7%

 

Tổng

185

10%

 

Giá trị

$6.44bn

7%

 

Giá trị

$1.58bn

9%

 

Đơn giá

$8.63/kg

1%

 

Đơn giá

$8.51/kg

-1%

 

Nguồn: ITC

Năm 2020, nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 16% và trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch tiếp tục giảm 15%; trong đó, nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Argentina, Thái Lan giảm mạnh, nhập khẩu tôm từ Ecuador – nước cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc – chỉ giảm 1% trong năm 2020 và 6% trong 4 tháng đầu năm 2021.

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc theo nhà cung cấp (000 tấn):

 

2020

Tăng trưởng

Thị phần

 

T1-4/ 2021

Tăng trưởng

Thị phần

Ecuador

319

-1%

59%

Ecuador

118

-6%

66%

Ấn Độ

105

-32%

19%

Ấn Độ

26

-17%

15%

Saudi Arabia

6.6

-787%

1%

Saudi Arabia

3.9

-15%

2%

Argentina

25

-30%

5%

Argentina

3.1

-74%

2%

Thái Lan

18

-38%

3%

Thái Lan

4.4

-22%

2%

Việt Nam

26

-26%

5%

Việt Nam

4.9

-40%

2%

Khác

47

7%

9%

Khác

17.5

-25%

3%

Tổng

544

-16%

 

Tổng

178

-15%

10%

Giá trị

$3.1bn

-22%

 

Giá trị

$961m

-23%

 

Đơn giá

$5.7/kg

-7%

 

Đơn giá

$5.39/kg

-9%

 

Nguồn: ITC

Năm 2020, nhập khẩu tôm của Nhật Bản giảm 5% nhưng điều đáng chú ý là đơn giá nhập khẩu tôm của thị trường này lên tới $9.84/kg.

Nhập khẩu tôm Nhật Bản theo nhà cung cấp (000 tấn):

 

2020

Tăng trưởng

Thị phần

Việt Nam

53

-5%

27%

Ấn Độ

38

2%

19%

Thái Lan

30

-19%

15%

Indonesia

32

0%

16%

Argentina

17

-5%

9%

Trung Quốc

11.6

5%

6%

Tổng

200

-5%

 

Giá trị

$1.97bn

-7%

 

Đơn giá

$9.87/kg

-1%

 

Nguồn: ITC

Về phía xuất khẩu, xuất khẩu tôm Ấn Độ giảm 14% xuống còn 575.000 tấn trong năm 2020 và giảm tiếp 5% trong 2 tháng đầu năm 2021 xuống 79.500 tấn. Ngược lại, xuất khẩu tôm của Ecuador tăng 7% trong năm 2020 lên 676.000 tấn, bất chấp đại dịch, và tăng tiếp 10% trong 4 tháng đầu năm 2021 lên 242.000 tấn.

Câu hỏi lớn hiện nay là: Tác động của tiến trình tiêm vắc xin lớn tới cỡ nào? Đại dịch còn xa mới chấm dứt thì những vấn đề lớn nhất cho ngành tôm trong tương lai gần là gì? Thị trường có thể làm gì?

Đầu tiên, theo ý kiến của ông Jeff Sedacca, CEO của nhà nhập khẩu tôm Mỹ Sunnyvale Seafood, tình hình thay đổi hoàn toàn trong năm 2021. Đầu năm 2020, nhu cầu rất thấp, trong khi tồn kho cao đến nỗi các nhà nhập khẩu Mỹ rất khó lấy hàng từ các cảng về nhà kho và họ phải đàm phán quyết liệt với các nhà kho để được gia hạn tiếp. Sau đó, tồn kho vơi dần thì các nhà nhập khẩu lại rơi vào tâm lý e dè đặt hàng, cộng với các vấn đề giao hàng liên quan đến COVID-19 tại các nước xuất khẩu. Hiện, thị trường Mỹ lại đang đối diện với thiếu hụt các sản phẩm cơ bản và lần đầu tiên trong 13 – 14 tháng, các nhà kho thông báo các container đang tới, sẵn sàng vận chuyển hàng. Khi khu vực dịch vụ ăn uống bắt đầu mở cửa trở lại tại Mỹ, các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn chỉ tăng nhẹ đặt hàng do nỗi ám ảnh COVID-19 của người tiêu dùng và những rủi ro khó lường. Do sự bùng nổ của ngành bán lẻ trong đại dịch, các nhà nhập khẩu tôm Mỹ đã mua quá nhiều các sản phẩm phù hợp cho ngành bán lẻ và hiện đang thiếu các sản phẩm phù hợp cho ngành dịch vụ ăn uống. Trong khi đó, nhu cầu đối với các sản phẩm tôm phù hợp cho ngành bán lẻ hiện vẫn cao hơn mức trước đại dịch do nhiều người đã bắt đầu quen với việc nấu nướng tại nhà. Đồng thời, ngành dịch vụ ăn uống đang quay trở lại với nhu cầu thủy sản tăng lên. Các nhà nhập khẩu tôm Mỹ đang đối diện 3 vấn đề cùng lúc: Nhu cầu tăng mạnh, số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt tại cá nước sản xuất như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, và các vấn đề thiếu hụt container tiếp tục diễn ra dai dẳng.

Thứ hai, theo ý kiến của ông Jim Gulkin, nhà sáng lập công ty cung cấp thủy sản đông lạnh tại Thái Lan Siam Canadian, mặc dù tăng trưởng ngành bán lẻ sẽ giảm nhưng sẽ duy trì ở mức cao hơn trước đại dịch do thủy sản trở thành một lựa chọn phổ biến hơn cho những người nấu nướng tại nhà. Thị trường Mỹ là thị trường lớn đầu tiên mở cửa trở lại sau dịch nhờ tiến độ tiêm vắc xin và mùa hè đang tới, người tiêu dùng Mỹ sẽ háo hức ra khỏi nhà và nhu cầu trong ngành dịch vụ ăn uống sẽ tăng mạnh trong 4 tháng tới. Về phía nguồn cung, Ấn Độ đang trong giai đoạn hết sức dễ tổn thương khi các nhà máy đang vận hành với công suất thấp, giảm lao động trong mỗi nhà máy cùng các vấn đề khó khăn liên miên về giao hàng. Nông dân Ấn Độ đang thu hoạch sớm để tránh rủi ro, nên cỡ tôm thu hoạch nhỏ, phù hợp hơn với ngành bán lẻ nhưng ít có nhu cầu hơn trong ngành dịch vụ ăn uống. Tại Indonesia, ngành bán lẻ đang tăng trưởng tốt và giá tôm Indonesia đang tăng. Ngược lại, giá tôm Việt Nam giảm nhẹ nhưng xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn mạnh. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan tới logistics và vận chuyển giao hàng vẫn sẽ tiếp diễn trong cả năm 2021 do nhu cầu xuất khẩu tăg cao sang Mỹ và EU, khi các thị trường này mở cửa trở lại.

Trên thị trường Trung Quốc, nhu cầu tôm Trung Quốc là động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng sản xuất tôm của Ecuador trong thập kỷ qua. Các nhà xuất khẩu tôm Ecuador nỗ lực lớn để thoát Trung, đặc biệt sau khi các nhà chức trách Trung Quốc thắt chặt kiểm soát COVID-19 trên bao bì thủy sản cũng như các biến động nhu cầu khiến các nhà sản xuất tôm Ecuador khó chủ động lên kế hoạch sản xuất. Giữa tháng 11/2020, các nhà nhập khẩu tôm Trung Quốc đặt hàng lớn và phải trả giá cao cho tôm Ecuador khi các nhà xuất khẩu tôm Ecuador nỗ lực tái cơ cấu các thị trường xuất khẩu theo hướng tập trung vào Mỹ và EU cùng với chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2021, thị phần của Trung Quốc trong cơ cấu xuất khẩu tôm của Ecuador tăng từ 20% lên 45% do nguồn cung tôm nguyên liệu Ecuador tăng vọt và năng lực chế biến còn hạn chế của nước này.

Về tình hình hiện tại của Ấn Độ, có vẻ sẽ không có nhà xuất khẩu tôm nào đủ lớn để thay thế hoàn toàn nguồn cung tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ. Sản xuất tôm Ấn Độ trong năm 2021 thực chất diễn biến tích cực nhưng những nút thắt cổ chai về logistics ngăn cản nguồn cung tôm này tới được thị trường. Ngoài ra, thị trường tôm toànc ầ ucó thể sẽ hiếu nguồn tôm cỡ to từ Ấn Độ trong những tháng cuối năm 2021. Sản xuất tôm tại Việt Nam và Indonesia dự báo tăng nhưng không đủ để bù đắp nguồn cung tôm Ấn Độ trên thị trường thế giới.

Theo Undercurrent News

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản