Thủy sản

Ngành thủy sản trị giá 8 tỷ USD của Việt Nam đối diện rủi ro dịch bệnh, quy định tại thị trường nước ngoài

0

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bật tăng trở lại sau một giai đoạn suy giảm, nhưng diễn biến lây lan dịch bệnh tại một số khu vực nuôi thủy sản đang đặt ra rủi ro mới.

Báo cáo từ Cục Thú y cho thấy 46.217ha mặt nước nuôi thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh trong năm 2020, tăng 1,9 lần so với năm 2019. Các khu vực nuôi ấp tôm nước lợ bị thiệt hại là 43.340ha, tăng 1,94 lần. Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 1.426ha, tăng 5,76 lần, chiếm 25% tổng diện tích nuôi cá tra. Ngoài ra, 1.452ha diện tích mặt nước nuôi hàu và các loại cá nước ngọt khác cũng bị thiệt hại. Diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng tăng 7,4% trong cùng kỳ so sánh và nguyên nhân trên hơn 76% diện tích bị thiệt hại vẫn chưa được xác định.

Đồng thời, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại từ đầu năm 2021 đến nay là 1.897ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, cục phó Cục Thú y Nguyễn Văn Long cảnh báo rằng diện tích thiệt hại sẽ có thể tăng mạnh và rủi ro dịch bệnh lan tràn ở mức cao trong thời gian tới. Diễn biến này được nhận định là do nông dân thâm canh thả nuôi vào thời điểm thời tiết bất lợi. Các vi khuẩn lây nhiễm nguy hiểm vẫn tồn tại ở nhiều khu vực nuôi, có thể tấn công và gây ra dịch bệnh trên tôm. Bên cạnh đó, các tác động tiêu cực như nhiệt độ tăng, xâm mặn và những thay đổi cực đoan trong môi trường khiến tôm sinh trưởng chậm và có sức đề kháng yếu. Các yếu tố môi trường thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn truyền nhiễm phát triển và gây bệnh trên tôm.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQAD) báo cáo cho biết từ đầu năm 2021 tới nay, 40 lô hàng thủy sản đã bị từ chối do các vấn đề vệ sinh thực phẩm, cao hơn số lượng 14 lô hàng bị từ chối trong cả năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm 2021, 15 lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị từ chối, trong khi cả năm 2020 chỉ có 6 lô hàng. Cục phó NAFIQAD Ngô Hồng Phong cho biết trong hội nghị năm 2021 về ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh thủy sản, một số thị trường thay đổi định kỳ các quy trình chứng nhận an toàn thực phẩm cho xuất khẩu thủy sản.

Các sản phẩm tôm đáp ứng các yêu cầu xử lý nhiệt sẽ được miễn trừ kiểm dịch tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt dài sẽ tác động lên màu sắc, hương vị sản phẩm. Thị trường Hàn Quốc bổ sung kiểm tra 5 tiêu chí dịch bệnh cho một số sản phẩm thủy sản. Từ ngày 1/8/2021, các lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc phải có chứng nhận kiểm dịch cho 5 loại bệnh này.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2020 đạt 8,5 tỷ USD. Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) kỳ vọng giá trị xuất khẩu đạt 8,8 tỷ USD trong năm 2021.

Theo VNS

Admin

7 doanh nghiệp Việt đủ điều kiện xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc

Bài trước

Ngành sản xuất rau quả toàn cầu đối diện nhiều thách thức trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản