Protein động vật

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 2/10

0

Tập đoàn Masan vận hành nhà máy chế biến thịt mới

MNS Meat Saigon Company, công ty con của tập đoàn Masan tại Việt Nam, đã đưa vào vận hành một nhà máy chế biến thịt mát thứ hai tại tỉnh Long An sau nhà máy đầu tiên tai tỉnh Hà Nam. Vốn đầu tư nhà máy là 60 triệu USD, được lắp thiết bị từ Marel và có công suất thiết kế 140.000 tấn thịt lợn mát hàng năm và 15.000 tấn thịt lợn chế biến hàng năm. “Chỉ tốn thêm khoảng 1.500 đồng/người/bữa ăn sử dụng thịt mát sạch từ MMS Meat Saigon, so với thịt ấm tại các chợ truyền thống”, theo đại diện công ty cho biết.

Các nhà chăn nuôi lợn xả bán lợn cỡ nhỏ do lo ngại dịch tả lợn

Trong 3 tuần qua, lượng lợn hơi trọng lượng 20 – 65kg tại 2 chợ bán buôn tại thành phố Hồ Chí Minh tăng. Khoảng 500 – 1.200 lợn hơi cỡ nhỏ được vận chuyển hàng ngày tới các chợ này, so với mức 400 – 700 con/ngày. Thương lái từ Đồng Nai cho rằng người nuôi xả bán lợn hơi cỡ nhỏ do lo ngại dịch tả lợn. Tuy nhiên, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho rằng rủi ro lây lan dịch bệnh thấp do lợn hơi mang tới chợ đều là lợn đã qua kiểm dịch và có thể truy xuất về nguồn nuôi.

De Heus sản xuất 25.000 lợn nái hậu bị hàng năm tại Việt Nam

Tập đoàn De Heus và tập đoàn Hùng Nhơn vừa tổ chức lễ khởi công trang trại chăn nuôi DHN tại tỉnh Đăk Lăk vào ngày 29/9. Liên doanh này có vốn đầu tư 64 triệu USD, đang nuôi 2.500 lợn cụ kị và lợn ông bà nhập khẩu từ Hà Lan, dự kiến cung cấp 25.000 lợn nái hậu bị hàng năm cho thị trường Việt Nam. “Mặc dù dịch tả lợn và COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực tới ngành chăn nuôi, chung tôi cho rằng hiện đang là thời cơ để mở rộng sản xuất”, theo ông Vũ Mạnh Hùng, chủ tịch hội đồng giám đốc của tập đoàn Hùng Nhơn.

Sản xuất cá đóng hộp tại Indonesia chạm công suất tối đa

Nhu cầu đối với cá đóng hộp tại Indonesia tăng, đặc biệt do chính sách hỗ trợ xã hội trong đại dịch. Chủ tịch Hiệp hội Cá đóng hộp Indonesia, Adi Surya cho biết một lượng tồn kho lớn đã được chuẩn bị cho lễ Ramadan và Eid-Fitr (25 triệu hộp) đã cạn kiệt ngay từ tháng 4, khi chính sách hỗ trợ xã hội triển khai. “Xét tới tình hình hiện nay, mức sản xuất đã đạt tới công suất tối đa, đặc biệt là đối với cá trích đóng hộp”, ông Adi cho hay.

Ngành cá đóng hộp Indonesia đối mặt với giá tăng

Giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành trong năm 2020, ngành cá đóng hộp tại Indonesia đang đối mặt tình trạng tăng giá nguyên liệu thô nội địa, theo chủ tịch Hiệp hội Cá đóng hộp Indonesia, Adi Surya cho biết. Giá cá trích tăng do nhu cầu cao, đặc biệt là dành cho chính sách hỗ trợ xã hội. Giá cá trích tăng từ 0,47 USD/kg lên 0,81 USD/kg. “Ngành cũng đang đối mặt với vấn đề khong đủ hộp và phải nhập khẩu hộp từ một số nước như Trung Quốc và Thái Lan”, ông cho hay.

Việt Nam tăng nhập khẩu TACN từ Mỹ

Nhu cầu ngô, đậu tương và lúa mỳ tại Việt Nam dự báo tăng mạnh, chủ yếu do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chăn nuôi lợn sau dịch tả lợn. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết Việt Nam sẽ tạo các điều kiện thuận lợi thông qua ưu đãi thuế và hạ các quy định kỹ thuật để hỗ trợ giao thương nguyên liệu TACN. Trong tháng 8, nhập khẩu nguyên liệu TACN từ Mỹ tăng tới 65% so với tháng 7.

Campuchia lần đầu tiên xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc

Campuchia đang chuẩn bị xuất khẩu lô thịt bò đầu tiên sang thị trường Trung Quốc, theo Bộ Nông lâm ngư nghiệp Campuchia. Bộ này cho hay Campuchia sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và giữa Trung Quốc – Úc – nước xuất khẩu phần lớn thịt bò sang Trung Quốc. Hiện Campuchia chủ yếu xuấ khẩu gia súc sống sang Việt Nam và Thái Lan. Campuchia cũng có ý định nhập khẩu bò sữa từ Úc để chăn nuôi trong nước.

Theo Asian Agribiz

Admin

Các nhà phân tích dự báo giá thủy sản Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao

Bài trước

Trung Quốc tiếp tục phát hiện dương tính SARS-CoV-2 trên bao bì sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc