Thực phẩm và Đồ uống

Các công ty xuất khẩu thực phẩm tìm cách tiến sâu vào thị trường thế giới

0

Các doanh nghiệp xuất khẩu đang tích cực tìm kiếm các cơ hội mở rộng vị thế trên thị trường thế giới bất chấp những khó khăn do COVID-19 gây ra. Xuất khẩu nhiều mặt hàng, bao gồm rau quả, chịu thiệt hại nặng nề bởi cuộc khủng hoảng y tế hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đảm bảo được đơn hàng ổn định xuất khẩu sang nhiều thị trường có các yêu cầu kỹ thuật cao.

Theo ông Nguyễn Đình Tùng, chủ tịch tập đoàn Vina T&T, một trong những công ty xuất khẩu trái cây hàng đầu Việt Nam, cho biết công ty xuất khẩu 30 container sầu riêng đông lạnh và 22 container dừa sang Mỹ hàng tháng, nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Xuất khẩu các trái cây này đã mang về khoảng 1,8 triệu USD hàng tháng cho Vina T&T. Quan trọng hơn, thương hiệu dừa Việt Nam được xúc tiến trên thị trường toàn cầu, cạnh tranh tốt hơn với các thương hiệu trên toàn thế igới.

Để duy trì luồng hàng hóa sang thị trường Mỹ, là một trong 15 công ty xuất khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam trong thập kỷ qua, Vina T&T tập trung ưu tiên vào chất lượng sản phẩm. “Là một trong các thị trường khó tính nhất, các công ty được khuyến nghị cần đáp ứng các yêu cầu và liên tục duy trì ở mức độ đó nếu không muốn mất đi cơ hội”. Cho tới nay, toàn bộ các sản phẩm của công ty đã đạt các chứng nhận HACCP và GlobalGAP, được giám sát ở mọi khâu, từ thu hoạch, đóng gói tới vận chuyển để đảm bảo các sản phẩm luôn ở chất lượng tốt nhất.

Dưới góc nhìn của CEO Nguyễn Đình Tùng, tác động của đại dịch là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đại dịch thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và mở ra các cơ hội cho những bên có năng lực thích ứng với tình hình mới. Trong trường hợp của Vina T&T, bên cạnh xuất khẩu trái cây tươi, công ty cũng bắt đầu cấp đông một số loại trái cây tươi để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như tìm kiếm các khách hàng mới, qua đó giúp tăng mạnh xuất khẩu trái cây tươi và đông lạnh Việt Nam sang các thị trường Mỹ, Canada và Úc.

Cũng là một công ty rất năng động trong ngành nông nghiệp, CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tại tỉnh Cần Thơ đã đảm bảo được hợp đồng xuất khẩu gạo với 3 khách hàng EU. Theo các hợp đồng, công ty sẽ xuất khẩu tổng cộng 3.000 tấn gạo ST20 và gạo thơm jasmine sang EU. Cuối tháng 8 vừa qua, Trung An đã giao 150 tấn gạo cho thị trường này. Theo ông Phạm Thái Bình, CEO của Trung An, đây không phải là lần đầu tiên công ty xuất khẩu gạo sang EU nhưng là hợp đồng đầu tiên kể từ Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực. Ông nhấn mạnh rằng các sản phẩm gạo Việt Nam phải đạt chứng nhận GlobalGAP, có khả năng truy xuất nguồn gốc rõ ràng và chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Sau khi thành công trong thâm nhập vào các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Nam Phi, tháng 7/2020, công ty Dịch vụ Thương mại và Thực phẩm Lê Gia đã thâm nhập thành công vào thị trường Đài Loan. Theo bà Lê Anh, CEO của Lê Gia, mặc dù thương vụ không lớn nhưng có ý nghĩa lớn bởi Đài Loan có một cộng đồng người Việt rất lớn. “Kết quả này đạt được sau nhiều năm đàm phán và vô số lần kiểm tra từ phía các đối tác Đài Loan để đáp ứng các tiêu chuẩn của họ”, bà Anh cho hay.

Ông Bình từ Trung An nhấn mạnh rằng các nhà xuất khẩu phải liên tục đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau trên các thị trường khác nhau. “Lấy xuất khẩu gạo làm ví dụ. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại một cú đột phá cho xuất khẩu gạo. Hơn nữa, thỏa thuận này cũng được xem là cửa ngõ cho các thương hiệu gạo Việt Nam tiếp cận các thị trường khắt khe hơn. Là một trong các thị trường thực phẩm khắt khe nhất, các côn gty sẽ đơcj khuyến khích đáp ứng mọi yêu cầu và sau đó là liên tục duy trì năng lực đó nếu không muốn mất đi cơ hội”.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc