0

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) đã gửi công điện khẩn tới Bộ Tài chính, Bộ NNPTNT và Bộ Công thương về tình trạng tắc nghẽn ván gỗ cho xuất khẩu tại các cảng. Tình trạng tắc nghẽn này là do Thông báo số 4250/TB-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành ngày 24/6. Văn bản này quy định rằng các ván gỗ, chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ gỗ cao su và gỗ keo rừng trồng, thuộc mã HS4407 và là sản phẩm sơ chế nên bị áp thuế xuất khẩu 25%.

Viforest cho rằng văn bản này gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, khiến hàng loạt lô hàng gỗ bị tắc nghẽn tại cảng. Nhiều doanh nghiệp bị đối tác thương mại phạt do giao hàng chậm. “Các sản phẩm ván gỗ từ trước đến nay đều thuộc mã HS4418 nhưng từ khi thông báo mới được ban hành của Tổng cục Hải quan, sản phẩm này bị chuyển sang phân mã HS4407 với mức thuế xuất khẩu 25%”, theo chủ tịch Vifores Đỗ Xuân Lập. Ngành sản xuất ván gỗ có thể mang về hàng trăm triệu USD từ xuất khẩu, ông Lập cho hay. Tuy nhiên, với quy định mới này, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này đối mặt với rủi ro phá sản. Vifores đề xuất Bộ Tài chính chỉ đạo các cơ quan hải quan địa phương hco phép sản phẩm này được xuất khẩu với thuế xuất 0% và ngay lập tức rà soát, xóa bỏ Thông báo 4250/TB-TCHQ.

Báo Pháp luật Việt Nam đưa tin rằng các văn bản gửi tới Hải quan Việt Nam, Chi cục Hải quan đồng Nai và phòng hải quan Biên Hòa, bà Đào Thị Hương, giám đốc CTCP Chế biến gỗ Mộc Cát Tường tại tỉnh Đồng Nai, cho biết để sản xuất ván gỗ cao su, doanh nghiệp phải đi qua rất nhiều khâu với chi phí nhân lực cao. Doanh nghiệp đề xuất các cơ quan hải quan áp dụng lại mã HS4418 cho các sản phẩm ván gỗ để doanh nghiệp có thể duy trì vận hành và có cơ hội cạnh tranh với các nước như Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Viforest cho biết giá trị xuất khẩu ván gỗ hàng năm đóng góp hơn 200 triệu USD cho tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ, chiếm 3% tổng giá trị xuất khẩu. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện có 146 doanh nghiệp sản xuất ván gỗ, với công suất khoảng 570.000m3 hàng năm. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết giá trị xuất khẩu ván gỗ đạt 332,7 triệu USD trong năm 2019, chiếm 2,9% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, tăng 16,7% so với năm 2018. Trong nửa đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu ván gỗ đạt 181,5 triệu USD, chiếm 3,4% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo VNS

Admin

Ngành gỗ Việt Nam đứng trước nhiều vấn đề nguồn cung

Bài trước

Ván gỗ cao su tạm áp thuế xuất khẩu 0%

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ