0

Việt Nam kêu gọi tăng sản xuất thực phẩm trước làn sóng COVID-19 thứ hai

Tỉnh Đà Nẵng đã quay trở lại trạng thái phong tỏa sau khi COVID-19 quay trở lại mạnh vào tuần này. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kêu gọi ngành nông nghiệp tăng cường sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực. “Chúng ta không phải lo lắng về nhu cầu bởi đại dịch đang hoành hành khắp thế giới và nhiều nước trong khu vực đang đối mặt với những thảm họa tự nhiên, tác động tới sản xuất thực phẩm”. Bộ trưởng cho rằng ưu tiên hiện nay là sản xuất các thực phẩm thiết yếu như thịt lợn, thịt gia cầm và gạo.

Chính phủ Thái Lan can thiệp kéo giá thịt lợn giảm

Bộ Thương mại Thái Lan đặt ra mức giá thịt lợn trên thị trường nội địa cố định ở mức 4,12 USD/kg, có hiệu lực từ ngày 24/7. Bộ đã tổ chức các cuộc họp với nhiều công ty và hiệp hội như Hiệp hội những người chăn nuôi lợn, Hiệp hội Chợ thực phẩm tươi Thái Lan, Makro, Tesco Lotus, Big-C, Central Food Retail, và the Mall, để tìm kiếm sự hợp tác và duy trì mức giá cố định trên. Động thái này nhằm giúp kéo giá thịt lợn trên thị trường và siêu thị giảm. Ngày 27/7, theo khảo sát của Asian Agribiz, giá thịt lợn tại Thái Lan là 4,12 USD/kg và nạc thăn là 4,76 USD/kg.

Sản xuất TACN lợn của Việt Nam giảm, TACN gia cầm tăng

Trong nửa đầu năm 2020, tổng sản lượng TACN của Việt Nam đạt 9,5 triệu tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Cục Chăn nuôi, sản xuất TACN lợn đạt 3,9 triệu tấn, giảm 25% trong cùng kỳ so sánh, trong khi sản xuất TACN gia cầm đạt hơn 5 triệu tấn, tăng 16,5%. Các tác nhân trong ngành cho biết sản lượng TACN lợn giảm mạnh do quy mô chăn nuôi lợn thu hẹp sau dịch tả lợn; trong khi ngành chăn nuôi gà tăng trưởng mạnh mẽ để bù đắp suy giảm guồn cung thịt lợn.

Trung Quốc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào chăn nuôi lợn, các lựa chọn thay thế thịt nguồn gốc thực vật

Cơ quan hoạch định chính sách Trung Quốc hôm 31/7 tuyên bố sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào chăn nuôi lợn và gia cầm, cũng như các sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật từ năm 2020. Động thái này đưa ra từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia do Trung Quốc, nước sản xuất thịt lớn nhất thế giới, chật vật tăng nguồn cung thịt và các loại protein thay thế để giải quyết vấn đề thiếu nguồn cung thịt lợn sau khi dịch tả lợn gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn Trung  Quốc. Các nhà sản xuất chăn nuôi lợn Trung Quốc phải đẩy nhanh nhập khẩu lợn giống từ nước ngoài để tái thiết đàn lợn nái đã giảm tới 60% do dịch tả lợn. Các tổ chức quốc tế lớn và các doanh nghiệp trong nước cũng đang chuyển dịch sang phát triển và kinh doanh các sản phẩm nguồn gốc thực vật trên thị trường Trung Quốc.

Theo Asian Agribiz, Reuters

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc