0

Giảm đơn hàng trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải trở nên sáng tạo hơn, tung ra các sản phẩm mới trên các thị trường khó tính để thúc đẩy kinh doanh.

Vỏ hạt cà phê

Cầm trong tay một hộp chè Sơn La Cascara Blue với một thiết kế duyên dáng, ông Phan Minh Thông, tổng giám đốc CTCP Phúc Sinh có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, cho biết sản phẩm được bán cho một đối tác châu Âu với giá 99 USD/kg và sẽ được bán lẻ tại các chuỗi chè và cà phê.

Chè Sơn La Cascara Blue cũng được bán trên thị trường nội địa với mức giá 150.000 đồng/lạng và chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam. Ông Thông tiết lộ chè Cascara được làm từ vỏ hạt cà phê. Một ngày nọ, ông thấy loại chè này được bán tại Mỹ với giá rất cao và đã quyết định sản xuất ra sản phẩm này với các nguyên liệu từ công ty ông. Sau 1 năm nghiên cứu và phát triển, Phúc Sinh đã tạo ra Cascara.

Lô hàng chè Cascara đầu tiên được bán ra vào tháng 4 vừa qua, khi đại dịch đạt đỉnh tại Việt Nam. Theo ông Thông, nguyên liệu sử dụng để sản xuất chè Cascara phải là cà phê Arabica trồng trên độ cao 1.000m trên mực nước biển. Nô ngdân phải thu hái từng quả cà phê thay vì tuốt toàn bộ cành. Trong năm sản xuất đầu tiên, Phúc Sinh sản xuất được 500kg chè Cascara, bao gồm 200kg cho xuất khẩu và 300kg cho thị trường nội địa. Công suất sản xuất tối đa là 2 tấn/năm, do khu vực trồng nguyên liệu tại Sơn La rất hạn chế. “Sản lượng sản xuất thấp là một trong những yếu tố tạo nên giá trị cho sản phẩm”, ông cho biết.

Tại Việt Nam, CTCP Phúc Sinh nổi tiếng là công ty xuất khẩu hạt tiêu số 1 và nằm trong top 10 công ty xuất khẩu cà phê lớn nhất. Ông Thông thường được gọi là “Vua tiêu”. Sau một thời gian dài xuất khẩu nông sản thô, công ty bắt đầu xuất khẩu nông sản chế biến vào năm 2016. “Chúng tôi từ chối các đơn hàng gia công để tập trung sản xuất các sản phẩm có thương hiệu Phúc Sinh cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu”, ông Thông cho hay.

Vải tươi bảo quản được tới 45 ngày

Vải tươi Việt Nam lần đầu tiên được xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2015. Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn chỉ ở mức rất thấp cho tới năm 2019. Ngay cả tập đoàn Vina T&T cũng chỉ xuất khẩu được 1 tấn vải sang thị trường này. Một đại diện của công ty cho biết vải xuất khẩu sang Mỹ phải sử dụng vận chuyển hàng không do loại trái cây này chỉ có thể giữ tươi trong 7 – 10 ngày. Do chi phí vận chuyển cao nên giá bán không cạnh tranh. Tuy nhiên, nay công ty có thể bảo quản vải lên tới 45 ngày bằng công nghệ mới. Do đó, công ty có thể vận chuyển vai sang Mỹ với cước vận tải biển chỉ bằng 1/36 chi phí vận chuyển hàng không.

Theo VNS

Admin

Giá cà phê tăng mạnh do lo ngại về sản xuất cà phê toàn cầu

Bài trước

Nhu cầu cà phê EU dự báo tăng, Việt Nam hiện là nhà cung cấp Robusta duy nhất

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao