0

Hạn ngạch xuất khẩu gạo cho Việt Nam theo EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trong nửa cuối năm 2020, theo nhận định của Bộ Công thương, Theo Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), EU cam kết cấp hạn ngạch gạo hàng năm 80.000 tấn cho Việt Nam và hoàn toàn dự do hóa thương mại gạo tấm. Sau 3 – 5 năm, các mức thuế cho các sản phẩm gạo sẽ dần giảm xuống 0%.

Ông Trần Thanh Hải, cục phó Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, năm 2018, Việt Nam chỉ đạt giá trị xuất khẩu gạo sang EU ở mức thấp 10,7 triệu USD, do thuế nhập khẩu gạo cao trên thị trường này. Hiện mức thuế nhập khẩu gạo Việt Nam của EU là 175 Euro/tấn gạo thành phẩm (198 USD/kg), 65 Euro/tấn gạo tấm và 211 Euro/tấn đối với lúa. “Hạn ngạch gạo 80.000 tấn cho Việt Nam theo cam kết trong EVFTA sẽ là một cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này – có nhu cầu hàng năm khoảng 2,5 triệu tấn”, ông Hải phát biểu phỏng vấn báo Hải quan. Đồng thời, EU cũng đặt ra hàng loạt các điều kiện cho hạn ngạch này như các chứng nhận xuất xứ đối với gạo Việt Nam. Gạo xuất khẩu sang Eu phải được chứng nhận xuất xứ do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành.

Để tận dụng lợi thế này, Bộ NNPTNT và Bộ Công thương đang soạn thảo một thông tư hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận loại gạo xuất khẩu sang EU để đệ trình chính phủ phê duyệt. Theo dự thảo này, các loại gạo được phép xuất khẩu sang EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các quy định về chất lượng, vùng trồng, chủng loại gạo và quy trình từ thu hoạch, bảo quản, xay xát và đóng gói.

Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An tại thành phố Cần Thơ, cho rằng gạo Việt Nam đạt các tiêu chuẩn để thâm nhập thị trường EU và mức thuế thấp sẽ giúp Việt Nam tăng xuất khẩu gạo trong tương lai. “Khi thuế nhập khẩu đối với gạo Việt Nam giảm xuống 0%, đây sẽ là một lợi thế lớn để cạnh tranh với gạo Campuchia và các nước khác trên thị trường EU”, ông Bình phát biểu.

Ngành nông nghiệp kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu nhiều hàng hóa chính tới năm 2025 nhờ EVFTA, như gạo (tăng 65%), đường (8%), thịt lợn (4%), lâm sản (3%) và thịt gia súc, gia cầm (4%). Tuy nhiên, các sản phâm này phải vượt qua nhiều rào cản thương mại của EU, như các rào cản kỹ thuật về xuất xứ, chất lượng sản phẩm và bảo hộ tài sản trí tuệ. Do đó, các chuyên gia cho rằng nông dân và doanh nghiệp ngành nôgn nghiệp Việt Nam phải cải thiện năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm các thị trường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho các nông ản. Trong dài hạn, các quy định khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam, bao gồm gạo, sẽ buộc ngành nông nghiệp phải trả qua quá trình tái cơ cấu toàn diện về sản xuất và kinh doanh.

Theo Bộ NNPTNT, trong nửa đầu năm 2020, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá 1,71 tỷ USD, tăng 17,9% về giá trị và 4,4% về lượng so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ riêng trong tháng 6, xuất khẩu gạo đạt 409.000 tấn, trị giá 207 triệu USD. Philippines là thị trường lớn nhất của xuất khẩu gạo Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2020, với 1,3 triệu tấn, trị giá 598,6 triệu USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, tăng 23% về lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm, các thị trường tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất là Senegal (18,3 lần), Indonesia (2,9 lần) và Trung Quốc (2,3 lần). Đồng thời, giá gạo xuất khẩu cũng tăng 13% trong cùng kỳ so sánh lên trung bình 485 USD/tấn.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam dần phục hồi

Bài trước

Thái Lan kiểm soát xuất khẩu trái cây nghiêm ngặt hơn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc