0

Các nhà sản xuất thủy sản Việt Nam đang phát triển nguồn nguyên liệu theo hướng bền vững với động cơ để tăng xuất khẩu sang thị trường EU.

Chiếm khoảng 5% thị phần tôm thế igới và 19% thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam, tập đoàn thủy sản Minh Phú là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam. Với 20% doanh thu đến từ thị trường EU, Minh Phú đang kỳ vọng hưởng lợi lớn từ Hiệp định Tự do Thương mại EU – Việt Nam (EVFTA). “Chúng tôi hy vọng rằng EVFTA sớm có hiệu lực, sẽ giúp chúng tôi đạt mục tiêu lợi nhuận xuất khẩu hợp nhất 709 triệu USD, với 63.000 tấn tôm trong năm 2020”, theo ông Lê Văn Điệp, phó tổng giám đốc Minh Phúc cho biết.

Trong những năm qua, EU luôn là thị trường nhu cầu cao đối với Minh Phú. “Theo thỏa thuận này, cá cyêu cầu về nguồn gốc xuất xứ và các yếu tố bền vững sẽ trở nên rất cao. Do đó, kể từ cuối năm 2019, chúng tôi đã tăng đầu tư vào công nghệ để có thêm các sản phẩm, đáp ứng đa dạng nhu cầu thị trường”, ông Điệp cho biết. Công nghệ mà ông Điệp nói đến được gọi là “công nghệ 2, 3, 4” – nghĩa là 2 thời kỳ cho ăn, 3 giai đoạn thu hoạch và 4 nguyên tắc nuôi tôm: không dịch bệnh, không kháng sinh, nước sạch và môi trường nuôi cách biệt. “Công nghệ giúp chúng tôi khai thác khu vực nuôi với năng suất cao nhất, đồng thời bảo vệ môi trường, đảm bảo tôm sản xuất từ Việt Nam đạt chất lượng cao nhất trên thị trường châu Âu”, ông Điệp cho biết thêm. “Côn gnghệ này cũng được áp dụng cho cả các nhà máy thức ăn thủy sản của tập đoàn và đối với các nông dân chúng tôi hợp tác với. Chúng tôi nhằm mục tiêu tăng khả năng tự cung tự cấp từ 20% lên 50%”.

Đồng thời, nhà sản xuất tôm tập đoàn thủy sản Việt Úc, cũng càng chú trọng hơn tới tính bền vững. “Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam, sử dụng công nghệ hiện đại, như hệ thống cho ăn tự động, công nghệ màng, đo lường tự động và các can thiệp mang tính bền vững như quy trình canh tác khối sinh học, quy trình nuôi sinh học, và xử lý nước tuần hoàn”, theo ông Lương Thanh Vân, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Việt Úc cho hay. Theo ông Vân, Việt Úc sẽ gián tiếp hưởng lợi từ EVFTA khi nhu cầu đối với tôm nguồn gốc Việt Nam tăng lên. “EVFTA tạo nên những lợi thế đối với thủy sản Việt Nam để cạnh tranh với các đối thủ. Để đón nhận cơ hội nguồn cung tốt hơn, kể từ giữa năm 2019, chúng tôi đã xây dựng 2 nhà máy tôm giống mới tại tỉnh Sóc Trắng, nâng số nhà máy tôm giống dạng này lên 9 trên toàn quốc, với công suất 50 tỷ con tôm giống”, ông Vân cho hay.

Bên cạnh hai nhà máy mới này, Việt Úc cũng đang trong quá trình triển khai 3 nhà máy thức ăn thủy sản, cung cấp 25.000 – 30.000 tấn thức ăn cho tôm, phục vụ cả nhu cầu nội địa và quốc tế. Đặc biệt, tập đoàn mới đầu tư hàng triệu USD vào 104ha nuôi cá tra giống sử dụng công nghệ cao. “Chúng tôi là 1 trong 4 công ty tham gia chuỗi sản xuất cá tra giống ba cấp, triển khai tại tỉnh An Giang, nhằm cải thiện chất lượng của các nhà cung cấp cá tra giống”.

An Giang có 1.530ha nuôi có năng suất gần 441.000 tấn/năm. Để phục hồi ngành sau COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng cho EVFTA, tỉnh đã kêu gọi đầu tư vào nuôi cá tra bền vững sử dụng công nghệ cao. Trong số các công ty hưởng ứng lời kêu gọi đầu tư vào nuôi cá tra bền vững sử dụng công nghệ cao, tập đoàn Nam Việt (Vavico) cũng chi 4.000 tỷ đồng (173,9 triệu USD) vào nuôi cá tra. “Toàn bộ trại nuôi cá tra của chúng tôi sử dụng thiết bị hiện đại, công nghệ sục khí nano, và chất xúc tác trong xử lý nước. Với công nghệ này, trại nuôi của chúng tôi không xả nước thải ra môi trường và không cần nạo vét trầm tích bằng các phương pháp vật lý”, ông Lê Đoàn Tới, tổng giám đốc Navico cho hay. “Chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là một nền tảng tốt để chúng tôi hưởng lợi từ EVFTA”.

Hiện nay, thị trường EU đang dần mở cửa sau các lệnh phong tỏa do virus corona. EVFTA hứa hẹn mang đến cho các công ty Việt Nam triển vọng tích cực, đặc biệt khi các đối thủ đến từ Ấn Độ, Ecuador và Indonesia hiện đang gặp khó khăn trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch. “Để nắm lấy cơ hội này, các doanh nghiệp cần trung thực trong các quy tắc xuất xứ của thỏa thuận. Cùng với tìm kiếm và phát triển các nguồn nguyên liệu thô nội địa và từ các đối tác FTA, các doanh nghiệp cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cải thiện công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm”, theo ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo ông Nam, EVFTA cũng yêu cầu Việt Nam chủ động chiến đấu chống lại khai thác thủy sản phi pháp, không báo cáo và không theo quy định. “Đây là một nhiệm vụ quan trọng và khẩn thiết theo các điều khoản trong EVFTA”, ông giải thích. Dữ liệu từ VASEP cho htấy EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 18% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó tôm chiếm 22% và cá tra chiếm 11%. Khi EVFTA có hiệu lực trong năm 2020, khoảng 50% các dòng thuế đối với các sản phẩm thủy sản sẽ được dỡ bỏ, phần còn lại sẽ được dỡ bỏ dần trong vòng 3 – 7 năm.

Trong khi đó, bà Bùi Kim Thùy, đại diện Việt Nam tại Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, trả lời phỏng vấn Nhịp cầu đầu tư: “EVFTA là một cánh cửa rộng mở cho ngành thủy sản Việt Nam, trong khi các đối thủ trên thị trường EU vẫn chưa có bất cứ FTAs nào với khối này. Hơn nữa, các nhà sản xuất vẫn có thể giữ nguồn gốc xuất xứ ban đầu của các lô hàng khi được xuất khẩu sang bất cứ nước nào trong EU”.

Theo VIR

Admin

Navico khởi công xây dựng nhà máy collagen, gelatin trong tháng 8

Bài trước

Navico tìm kiếm đối tác chiến lược, quay trở lại thị trường Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản