Protein động vật

Tin vắn ngành protein động vật ngày 13/6

0

Ngành chăn nuôi Việt Nam gặp thách thức lớn trước EVFTA

Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Theo thỏa thuận này, nhập khẩu thịt lợn đông lạnh từ EU sẽ được hưởng chính sách phi thuế sau 7 năm, gà đông lạnh sau 10 năm, các sản phẩm sữa sau 5 năm và thực phẩm chế biến sau 5 năm. Theo ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT – EVFTA sẽ có tác động lớn tới ngành chăn nuôi nội địa do chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn từ 40 – 60% so với các nước phát triển.

Thị trường Việt Nam cho cá nước lạnh tê liệt do COVID-19

Xu hướng giảm du lịch và sức mua yếu từ khu vực nhà hàng – khách sạn đang dẩy các trại nuôi cá hồi và cá tầm tại Việt Nam vào tình cảnh khó khăn. Theo Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai, có khoảng 350 tấn cá nước lạnh đã đạt kích cỡ thu hoạch. Để ứng phó với tình hình, các cơ quan chức năng tại địa phương đang khuyến khích các nhà chế biến nội địa chế biến cá để kéo dài thời hạn sử dụng và tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, xúc tiến kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Xuất khẩu diễn biến tiêu cực, các nhà sản xuất cá tra Việt Nam hướng về thị trường nội địa

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá tra giảm mạnh trong tháng 5/2020 so với cùng kỳ năm 2019, với mức giảm 24%. Xu hướng giảm dự báo tiếp tục kéo dài cho tới hết quý 2. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành cá tra nên tập trung vào thị trường nội địa và cho biết Bộ sẽ tổ chức một sự kiện để xúc tiến tiêu dùng các sản phẩm cá tra. Ông cho biết thêm tăng trưởng tiêu dùng 10 – 20% trên thị trường nội địa sẽ giúp giảm áp lực lên xuất khẩu.

Thái Lan nhắm tới xuất khẩu côn trùng

Sản xuất côn trùng ngày càng phổ biến trên toàn cầu có thể là một cơ hội cho Thái Lan thúc đẩy xuất khẩu dế và các loại côn trùng khác, theo một nghiên cứu của Bangkok Bank. Giá trị thị trường côn trùng toàn cầu lên tới 400 triệu USD trong năm 2019. Tại châu Á, giá trị thị trường côn trùng có thể đạt 200 triệu USD trong năm 2020. “Thái Lan chỉ có 2 trang trại nuôi dế quy mô lớn, sản xuất 700 tấn dế hàng năm trị giá 31 triệu USD. Cơ hội cho sản xuất dế và xuất khẩu côn trùng hiện đang rất lớn”, báo cáo của Bangkok Bank cho hay.

Thói quen người tiêu dùng duy trì chợ truyền thống tồn tại mạnh tại Việt Nam

Với chỉ 1% tăng trưởng hàng năm, các chợ truyền thống vẫn chiếm tới 74% tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam, theo Nielsen Việt Nam. “Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua thực phẩm tươi từ nông trại”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, chủ tịch Hiệp hội thực phẩm Minh bạch (AFT) phát biểu. “Điều này phải thay đổi. Trọng tâm cần đặt vào các nhãn hiệu rõ ràng, thông tin có khả năng truy xuất nguồn gốc, duy trì chuỗi lạnh và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các kênh bán lẻ hiện đại kiểm soát tốt hơn các vấn đề này so với các kênh chợ truyền thống”.

Theo Asian Agribiz

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc