0

Thành tựu đẩy lùi Covid-19 của Việt Nam giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, vượt qua các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ và Ecuador, hiện vẫn đang chật vật đối phó với dịch bệnh và vẫn chưa thể quay trở lại nhịp sản xuất bình thường. Nhận định trên do Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra.

Theo VASEP, xuất khẩu tôm tháng 4/2020 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019 lên 242,2 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết giá tôm trong tháng 4, bao gồm giá tôm nguyên liệu, diễn biến tích cực hơn những tháng trước. Tồn kho trên các thị trường lớn không còn nhiều. “Nhu cầu tôm giảm tại khu vực nhà hàng và khách sạn nhưng tăng tại khu vực siêu thị và các hệ thống bán lẻ nhờ xu hướng tự nấu nướng tại nhà trong thời gian dịch COVID-19”, ông Hòe nhấn mạnh.

Nhật Bản tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất từ Việt Nam, chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm trong 4 tháng đầu năm 2020. Sau khi giảm nhẹ trong tháng 3, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng 19% lên 48,6 triệu USD trong tháng 4, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm sang Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Theo sau là thị trường Mỹ với giá trị xuất khẩu 158,7 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2020, tăng 17% trong cùng kỳ so sánh.

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm gần 8% còn 123 triệu USD. Trong thị trường EU, ông Hòe cho biết Việt Nam có lợi thế nhờ Thỏa thuận Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), hiện đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận, dự kiến có hiệu lực trong tháng 7. “Tuy nhiên, các rủi ro tiềm tàng vẫn còn, nên các nhà chế biến, xuất khẩu và sản xuất tôm cần hợp tác chặt chẽ để dỡ bỏ các khó khăn và nắm lấy cơ hội khi thị trường phục hồi”, ông Hòe nhấn mạnh.

Nhập khẩu tôm Việt Nam của Trung Quốc tăng lên đầu tiên trong tháng 4, sau khi giảm liên tục 3 tháng. Trong tháng 4, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 39,2 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 4 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 108,8 triệu USD, giảm 15,5% trong cùng kỳ so ánh. VASEP cho rằng nhu cầu tôm tại Trung Quốc sẽ tăng lên trong quý 2/2020 nhờ thị trường này phục hồi dần sau đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp tôm Trung Quốc đã quay lại sản xuất, trong khi nguồn cung tôm nguyên liệu tại nước này hạn chế do dịch bệnh.

Các cơ hội của EVFTA

Các chuyên gia ngành cho rằng xuất khẩu tôm của Viẹt Nam có nhiều cơ hội khi các nước xuất khẩu tôm chính, bao gồm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan, đều đình đốn do các lệnh phong tỏa. Các đơn hàng tôm được kỳ vọng sẽ dịch chuyển sang Việt Nam. EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên thị trường EU, cùng với thuế xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ nên xuất khẩu tôm dự báo tăng trong những tháng tới. Tuy nhiên, ngành tôm nội địa đang phải ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh, hạn hán và xâm mặn, kìm hãm nông dân phát triển sản xuất.

VASEP khuyến nghị nông dân tăng nuôi tôm để bắt kịp các cơ hội thị trường sau COVID-19. Nếu đại dịch được kiểm soát hoàn toàn, thị trường sẽ phục hồi và giá tôm cũng sẽ tăng lên. VASEP cho biết người tiêu dùng cũng chuyển sang các loại tôm cỡ nhỏ và vừa do thu nhập giảm. “Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các kênh tiêu dùng tôm cỡ to như nhà hàng và khách sạn đóng cửa, dẫn tới giảm nhu cầu”.

Để phát triển diện tích nuôi tôm, ông Hòe cho biết VASEP đã đề xuất với Bộ NNPTNT tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân nuôi tôm và ngư dân nhằm giúp các doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

  1. Thông tin rất hữu ích

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản