0

Làn sóng các chính sách bảo hộ đối với nông sản nổi lên do virus corona lây lan khắp thế giới đã bắt đầu giảm nhẹ. Trong ít nhất 17 nước tìm cách hạn chế xuất khẩu thực phẩm để bảo vệ nguồn cung nội địa, khoảng một nửa đã thu hồi toàn bộ các chính sách cấm cửa tạm thời hoặc một số các chính sách ngăn cản xuất khẩu, theo một báo cáo theo dõi từ Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế. Các nước đang thu hồi chính sách ngăn xuất khẩu bao gồm các nước xuất khẩu ngũ cốc lớn như Việt Nam và Romania, mặc dù nước xuất khẩu lúa mỳ lớn là Nga hiện vẫn duy trì lệnh tạm ngừng xuất khẩu.

Những lo lắng tức thời về thiếu hụt thực phẩm đã giảm bớt ở nhiều khu vực trên thế giới khi các chuỗi cung ứng tiếp tục hoạt động bất chấp các lệnh phong tỏa. Trong khi đó, ngay cả những lệnh hạn chế trong thời gian ngắn cũng dẫn tới giảm chất lượng nông sản và các lô hàng bị tắc nghẽn tại cảng. Các tổ chức như UN kêu gọi chống lại các biện pháp gây thiệt hại cho an ninh lương thực và làm tăng giá.

Tích trữ thực phẩm

“Không hề có vấn đề gì với nguồn cung”, theo ông Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế học cấp cao tại FAO. “Các chính sách gây thiệt hại kinh tế cho chính các nước áp đặt”.

Nhiều chính phủ đã được ủng hộ nới lỏng các hạn chế sau khi đánh giá tồn kho hàng hóa toàn cầu và được đảm bảo rằng nguồn cung dồi dào, theo Joseph Glauber, nhà nghiên cứu cấp cao tại IFPRI. Nga hiện vẫn chưa dỡ bỏ các hạn ngạch đối với hợp đồng tương lai, là ngoại lệ hiện nay và bất cứ khả năng suy giảm sản lượng nào do thời tiết xấu có thể châm ngòi cho sự quay trở lại các chính sách kìm chế xuất khẩu. “Chúng tôi hy vọng các chính sách hạn chế xuất khẩu đã chấm dứt”, ông Glauber cho biết. “Nhưng thị trường đang theo dõi các nước như Nga để xem liệu hạn ngạch và các kìm chế xuất khẩu hiện nay có kéo dài sang vụ sản xuất mới hay không”.

Cho tới nay, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế đang dự báo sản lượng gạo và lúa mỳ bôi thu, mưa tại EU và khu vực Biển Đen giúp giả mlo ngại về đợt khô hạn kéo dài tại vựa ngũ cốc này. CÁc chính sách kìm hãm xuất khẩu kéo dài sẽ làm xói mòn uy tín của các nhà xuất khẩu với vai trò các nhà cung cấp đáng tin cậy và có thể tác động tiêu cực tới nông dân do giá ngũ cốc nội địa sẽ đi ngược với giá trên thị trường quốc tế. Dưới đây là tổng hợp các chính sách hạn chế xuất khẩu lớn trên khắp thế giới:

Romania

Romania, nước xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ 2 của EU, đã chấm dứt lệnh cấm đối với kinh doanh ngũ cốc ngoài khối EU chỉ 1 tuần sau khi lệnh này có hiệu lực. Diễn biễn này xảy ra sau khi Ủy ban châu Âu bày tỏ sự không đồng thuận với chính sách ngày, khiến các lô hàng lúa mỳ tới khách hàng lớn nhất là Ai Cập bị đình đốn. Chính phủ tuyên bố đã tự tị rằng tồn kho đầy đủ tới vụ thu hoạch tiếp theo và không có rủi ro các thực phẩm thiết yếu bị khan hiếm. Dù vậy, nước này vẫn thận trọng rằng hạn hán có thể làm giảm triển vọng sản lượng và lệnh hạn chế xuất khẩu có thể có hiệu lực trở lại nếu cần thiết.

Kazakhstan

Một trong những nước xuất khẩu bột mì lớn nhất thế giới đã phát đi tín hiệu rằng các hạn chế xuất khẩu đối với bột mì và các loại ngũ cốc khác có thể chấm dứt vào tháng 6. Nước này cũng nâng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5 so với tháng 4, gấp đôi nguồn cung bột mì xuất khẩu lên 150.000 tấn. Nước này đã dỡ bỏ các hạn ngạch đối với hàng hóa không có nhu cầu tăng vọt. Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu rau kéo dài 1 tháng, chính phủ nước này đã chấm dứt mua bắp cải để tích trữ sau khi lãnh đạo vùng Turkestan yêu cầu hỗ trợ bán 250.000 tấn bắp cải do nhu cầu giảm tại thị trường láng giềng Nga, đẩy giá bắp cải giảm sâu, theo cơ quan truyền thông nhà nước Kazinform.

Việt Nam

Nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới – Việt Nam – đã dỡ hạn ngạch xuất khẩu từ đầu tháng 5. Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo từ Việt Nam góp phần đẩy giá gạo tham chiếu tăng vọt và nỗi lo các nước khác cũng có động thái chính sách tương tự và gạo bị hỏng khi hàng ngàn container chất đầy tại các cảng. Nông dân tại vựa lúa ĐBSCL của Việt Nam đã thu hoạch sản lượng cao, bất chấp hạn hán và Thủ tướng Chính phủ quyết định nối lại xuất khẩu gạo bình thường, giúp các nhà xuất khẩu gạo thở phào khi thiệt hại tài chính ngày càng chồng chất và những khách hàng từ Nhật Bản tới Úc đều kêu gọi bỏ lệnh cấm.

Ukraine

Quốc gia vùng Biển Đen này tạm thời quyết định không áp hạn ngạch bán ngô trong vụ hiện tại sau khi nhóm họp với các thương nhân hàng đầu vào cuối tháng 4. Các nhà chức trách sẽ tiếp tục theo dõi nguồn cung, mặc dù nhu cầu ngô toàn cầu lao dốc do giá dầu thấp làm giảm động lực sản xuất nhiên liệu sinh học và giá ngô của nước này cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng. Ukraine đang duy trì mức giá trần bán lúa mỳ từ nay tới cuối vụ thu hoạch, với tồn kho hiện còn 1,1 triệu tấn, trong khi những cơn mưa gần đây giúp hồi sinh triển vọng sản lượng vụ tới.

Nga

Hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc tới tháng 6 đã hết mặc dù xuất khẩu vẫn có thể tiếp tục trước khi nguồn cung thực sự cạn kiệt. Nước này vẫn có gần một nửa trong tổng sản lượng 7 triệu tấn có ý định xuất khẩu trong những tuần tới, và nhu cầu ngũ cốc toàn cầu giảm do đại dịch làm chậm lại hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học và chế biến thịt. Hạn ngạch của Nga có thể được dỡ bỏ vào tháng 7, mặc dù liên hiệp các nhà làm bánh đã yêu cầu thắt chặt các quy định và Bộ Nông nghiệp Nga phát đi tín hiệu rằng chính sách hạn ngạch có thể tái diễn trong tương lai.

Theo Bloomberg

Admin

Ấn Độ đã xuất hết hạn ngạch 6,1 triệu tấn đường

Bài trước

Chính phủ Thái Lan giảm thuế xuất khẩu gạo

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách